Hải
chiến Hoàng Sa là một trận chiến giữa Hải quân Việt Nam cộng hòa và Hải quân
Trung Quốc từ 17 đến 19/1/1974 trên quần đảo Hoàng Sa. Từ nguồn tài liệu của
sách, báo trong nước và nước ngoài, xuất bản từ 1974 đến 2004, Blog chủ quyền
biển đảo Việt Nam sẽ giới thiệu với bạn đọc về toàn bộ sự kiện này nhân 40 năm
Trung Quốc cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa.
Đầu năm 1974, cuộc chiến tranh Việt Nam bước vào giai
đoạn cuối. Trước đó, Mỹ đã buộc phải ký Hiệp định Pari về Việt Nam
(27/01/1973), công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt
Nam, rút hết quân khỏi miền Nam Việt Nam. Theo đó, Hạm đội 7 của Mỹ rút khỏi Biển Đông. Lợi dụng cơ hội đó, Cộng
hoà nhân dân Trung Hoa huy động lực lượng thủy, lục, không quân tiến hành đánh
chiếm nhóm đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa do Hải quân Việt Nam Cộng hoà chiếm
giữ.
Ngày 18/01, lúc 1 giờ, Hạm trưởng tàu HQ4 của Việt Nam
Cộng hòa báo cáo việc đổ bộ lên đảo Duy Mộng gặp khó khăn vì khả năng tác chiến
của quân Trung Quốc mạnh hơn về nhiều mặt như hải pháo xa hơn, vận tốc cao hơn,
phương tiện đổ bộ tối tân hơn (6 xuồng đổ bộ) và 02 máy bay yểm trợ; lực lượng
Việt Nam Cộng hoà ít, 27 người phân tán tại hai đảo Hữu Nhật và đảo Quang Ảnh.
Nếu phải lên đảo Duy Mộng thì số quân càng mỏng, trong khi lực lượng đổ bộ của
Trung Quốc ước khoảng 40 người chuyên chở trên 2 tàu vận tải.
Trong đêm 18 rạng sáng 19/01, tại quần đảo Hoàng Sa, phía Trung Quốc sử dụng 6 chiến hạm (2 Kronstadt -271, 274 ; 2 T.43 cải tiến - 389, 396; 2 tàu đánh cá vũ trang - 402, 407) di chuyển chặn đầu, khiêu khích các tàu chiến Việt Nam Cộng hoà, cố tình gây hấn, bất chấp qui luật hải hành quốc tế. Các chiếm hạm của Trung Quốc di chuyển quanh đảo Quang Hoà; các chiến hạm của Việt Nam Cộng hoà cùng di chuyển bám sát theo tàu Trung Quốc.
Tương quan lực lượng giữa hai bên: Phía Việt Nam Cộng hoà có 1 khu trục hạm HQ4, trang bị 2 khẩu 76,21 ly tự động, 2 đại bác 20 ly, 2 tuần dương hạm HQ5 và HQ16, trang bị 1 đại bác 127 ly, 1 đại bác 40 ly đôi, 2 đại bác 40 ly đơn ; 1 hộ tống hạm HQ10 trang bị 1 đại bác 76,21 ly, 2 đại bác 40 ly đơn. Phía Trung Quốc có 2 chiến hạm Kronstadt (số 271, 274) trang bị đại bác 100 ly, 2 đại bác 37 ly, 2 chiến hạm loại T.43 cải biên (389, 396), trang bị đại bác 100 ly, 4 đại bác 37 ly, 2 tàu đánh cá vũ trang đại bác 25 ly và 1 tàu vận tải loại trung.
Trong đêm 18 rạng sáng 19/01, tại quần đảo Hoàng Sa, phía Trung Quốc sử dụng 6 chiến hạm (2 Kronstadt -271, 274 ; 2 T.43 cải tiến - 389, 396; 2 tàu đánh cá vũ trang - 402, 407) di chuyển chặn đầu, khiêu khích các tàu chiến Việt Nam Cộng hoà, cố tình gây hấn, bất chấp qui luật hải hành quốc tế. Các chiếm hạm của Trung Quốc di chuyển quanh đảo Quang Hoà; các chiến hạm của Việt Nam Cộng hoà cùng di chuyển bám sát theo tàu Trung Quốc.
Tương quan lực lượng giữa hai bên: Phía Việt Nam Cộng hoà có 1 khu trục hạm HQ4, trang bị 2 khẩu 76,21 ly tự động, 2 đại bác 20 ly, 2 tuần dương hạm HQ5 và HQ16, trang bị 1 đại bác 127 ly, 1 đại bác 40 ly đôi, 2 đại bác 40 ly đơn ; 1 hộ tống hạm HQ10 trang bị 1 đại bác 76,21 ly, 2 đại bác 40 ly đơn. Phía Trung Quốc có 2 chiến hạm Kronstadt (số 271, 274) trang bị đại bác 100 ly, 2 đại bác 37 ly, 2 chiến hạm loại T.43 cải biên (389, 396), trang bị đại bác 100 ly, 4 đại bác 37 ly, 2 tàu đánh cá vũ trang đại bác 25 ly và 1 tàu vận tải loại trung.
Bốn chiến hạm của quân lực Việt Nam Cộng hòa đã tham dự trận hải chiến
Hoàng Sa bảo vệ lãnh thổ vào năm 1974
Bốn chiến hạm Trung Quốc chia làm hai nhóm: nhóm 1 gồm tàu 271 và 274 bọc vòng về phía Nam đảo Quang Hoà; Nhóm 2 gồm tàu 389 và 396 di chuyển án ngữ phía tây bắc đảo Quang Hoà để cản chiến hạm của Việt Nam Cộng hoà. Hai tàu vũ trang 402 và 407 nằm sát bờ phía bắc đảo Quang Hoà, tàu chuyên chở của Trung Quốc nằm phía đông bắc đảo Duy Mộng.
Trên mặt biển phía Tây Bắc đảo Quang Hoà, tàu Trung Quốc số 396 di chuyển cố tình đụng vào phía hữu hạm tàu HQ16 của Việt Nam Cộng hòa, chiến hạm HQ16 di chuyển né tránh và chỉ bị xây xước nhẹ còn tàu Trung Quốc bị hư hại nhiều hơn, tuy nhiên tàu Trung Quốc vẫn cố tình tìm cách gây hấn.
Ngày 20/01, bốn phi cơ MiG-21 và MiG-23 của Trung Quốc oanh tạc các đảo Cam Tuyền, Vĩnh Lạc, và Hoàng Sa ... Tiếp đó, binh lính Trung Quốc đổ bộ tấn công các đơn vị đồn trú của Việt Nam Cộng hoà trên các đảo này, chiếm nốt phần phía Tây của quần đảo Hoàng Sa.
Trưa ngày 20, các chiến hạm Trung Quốc chạy quanh các đảo Hữu Nhật và đảo Hoàng Sa (Pattle), bắn súng dữ dội làm gãy cờ Việt Nam Cộng hoà cắm trên nóc nhà Trung đội địa phương quân. Sau 30 phút bắn phá, quân Trung Quốc hạ xuồng đổ bộ với lực lượng rất đông, ước chừng một tiểu đoàn một đảo. Ngay từ đầu, quân trú phòng Việt Nam Cộng hoà trên 2 đảo chống trả quyết liệt bằng súng M16 và M17 nhưng sau đó đành thúc thủ trước lực lượng đông đảo và hoả lực mạnh của quân Trung Quốc. Phía Trung Quốc bắt giữ tất cả quân trú phòng, tịch thu vũ khí.
Liệp
tiềm đĩnh (tàu chống ngầm) số 274 của Trung Quốc chụp từ tàu của Việt Nam cộng
hòa trước khi nổ súng
Kết thúc trận hải chiến,
phía Việt Nam Cộng hoà có 19 nhân viên tử trận, mất tích 55 quân nhân của tàu
HQ10, bị thương 35 quân nhân, 44 người bị bắt trên đảo Hoàng Sa (Pattle) và đảo
Hữu Nhật. Ngay trong ngày 20/1, Bộ tư lệnh Hải quân đã đề nghị Bộ Tổng Tham mưu
yêu cầu Hội Hồng Thập tự quốc tế can thiệp với Trung Quốc trao trả các tù binh
do Trung Quốc bắt giữ. Kết quả, phía Trung Quốc đã trao trả 48 quân nhân vào 2
đợt. Đợt 1 gồm 5 quân nhân bị thương vào 31/01/1974 và đợt 2 gồm 43 quân nhân
vào ngày 17/2/1974. Một chiến hạm (HQ10) bị chìm tại vùng giao tranh, 3 chiến
hạm hư hại (đã trở về an toàn, trong đó HQ16 hư hại nặng, HQ4 và HQ5 hư hại
nhẹ). Thiệt hại về người của phía Trung Quốc không xác định được, 2 chiến hạm
bị cháy và chìm (Kronstadt 274 và T.43 cải biến 396), 2 chiến hạm hư hại nặng
(Kronstadt số 271 và T. 43 cải biến 389), 1 tầu đánh cá vũ trang hư hại nhẹ
(Nam Ngư 402).
Trong trận chiến này, toàn bộ các đảo phía tây quần đảo Hoàng Sa do Việt Nam Cộng hoà quản lý đã bị Trung Quốc chiếm đóng. Ngay sau khi chiếm đóng, Trung Quốc đã cho đập phá các bia chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa, đào các mộ của người Việt đã chôn ở đó, xoá các di tích lịch sử của người Việt để áp đặt chủ quyền của họ trên quần đảo này.
Trong trận chiến này, toàn bộ các đảo phía tây quần đảo Hoàng Sa do Việt Nam Cộng hoà quản lý đã bị Trung Quốc chiếm đóng. Ngay sau khi chiếm đóng, Trung Quốc đã cho đập phá các bia chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa, đào các mộ của người Việt đã chôn ở đó, xoá các di tích lịch sử của người Việt để áp đặt chủ quyền của họ trên quần đảo này.
Ngay lập tức, Chính quyền Việt Nam Cộng hoà đã tuyên cáo về việc Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm trắng trợn các đảo của quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, đồng thời khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Ngày 20/01/1974, ngoại trưởng Chính quyền Việt Nam Cộng hoà cũng đã gọi điện và gửi thư cho Chủ tịch Hội đồng Bảo An cùng Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đề nghị những biện pháp cần thiết trước tình hình khẩn cấp về việc Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm Hoàng Sa.
Ngày 20/01/1974, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam ra bản Tuyên bố nêu rõ lập trường trước hành động xâm chiếm của Trung Quốc tại Hoàng Sa: “Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là một vấn đề thiêng liêng đối với mỗi dân tộc. Vấn đề biên giới và lãnh thổ là vấn đề giữa các nước láng giềng thường có những tranh chấp do lịch sử để lại. Các nước liên quan cần xem xét vấn đề này trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, hữu nghị và láng giềng tốt và phải giải quyết bằng thương lượng”.
Ngày 05/02/1974, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hoà tuyên bố bác bỏ Tuyên bố ngày 04/2/1974 của Bắc Kinh vu cáo quân đội Việt Nam Cộng hoà “ngang nhiên cho tàu chiến xâm chiếm đảo Nam Uy (tức đảo Trường Sa)…”
Ngày 14/02/1974, Chính phủ Việt Nam Cộng hoà ra Tuyên cáo xác định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Đánh giá:
Trong bối cảnh chính quyền Việt Nam Cộng hoà đang gần bị
thất bại hoàn toàn, Trung Quốc đã lợi dụng hoàn cảnh đó để dùng vũ lực đánh
chiếm nốt phần phía Tây quần đảo Hoàng Sa. Nhìn nhận sự kiện này dưới bình diện
của luật pháp quốc tế có thể khẳng định:
Một là, hành động
đánh chiếm các đảo trong quần đảo ở Biển Đông bằng vũ lực là một sự vi phạm
nghiêm trọng điều 2 khoản 4 của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, trong đó cấm các
quốc gia sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là cấm sử dụng vũ lực
để xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia khác. Nội dung điều
khoản này trong Hiến chương Liên hợp quốc là một nguyên tắc cơ bản của luật
pháp quốc tế, đòi hỏi tất cả các nước thành viên của Tổ chức Liên hợp quốc,
trong đó có Trung Quốc, phải tuân thủ.
Nguyên tắc này được phát triển và cụ thể hoá trong Nghị
quyết 2625 ngày 24 tháng 10 năm 1970 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, trong đó
quy định: “Các quốc gia có nghĩa vụ không
đe doạ hay sử dụng vũ lực để vi phạm các biên giới quốc tế hiện có của một quốc
gia khác, hay (coi đe doạ hay sử dụng vũ lực) như biện pháp giải quyết các
tranh chấp quốc tế, kể cả những tranh chấp về đất đai và những vấn đề liên quan
đến biên giới của các quốc gia”.
Hai là, hành động
Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm phần phía Đông của quần đảo Hoàng Sa năm 1956
và chiếm nốt phần phía Tây của quần đảo này năm 1974 thực chất là một hành động
xâm lược lãnh thổ của Việt Nam.
Ba là, theo luật
pháp quốc tế, việc Trung Quốc sử dụng vũ lực để chiếm các đảo ở quần đảo Hoàng
Sa không tạo ra được chứng cứ pháp lý để khẳng định chủ quyền của Trung Quốc
đối với các đảo, đá mà họ đã dùng vũ lực để chiếm đoạt. Nghị quyết 2625 ngày
24/10/1970 của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc được trích dẫn ở trên đã nêu rõ: “Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối
tượng của một cuộc chiếm đóng quân sự do sử dụng vũ lực trái với các quy định
của Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối
tượng của một sự chiếm hữu của một quốc gia khác sau khi dùng vũ lực hay đe doạ
sử dụng vũ lực. Bất kỳ sự thụ đắc lãnh thổ nào đạt được bằng đe doạ hay sử dụng
vũ lực sẽ không được thừa nhận là hợp pháp”.
Hành động xâm lược nói trên không bổ sung vào bộ hồ sơ
pháp lý về chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Những hành động như vậy đã bị
cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ và chắc chắn sẽ bị các toà án quốc tế bác bỏ
một khi chúng được đưa ra tòa án quốc tế nhằm minh chứng cho chủ quyền của
Trung Quốc ở Biển Đông.
Kết luận:
Như vậy, theo luật pháp quốc tế, Việt Nam có đầy đủ bằng
chứng lịch sử và pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa. Một số nước đã lợi dụng cơ hội và sử dụng vũ lực trái
với luật pháp quốc tế để đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và một phần quần
đảo Trường Sa của Việt Nam, tạo ra tình trạng tranh chấp chủ quyền với Việt Nam
tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngoài ra, do việc giải thích, vận dụng
các quy định của Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982, các quốc gia ven Biển Đông
trong quá trình xác định phạm vi các vùng biển và thềm lục địa của mình đã tạo
ra các vùng chồng lấn cần được hoạch định ranh giới. Việc giải quyết các tranh
chấp này, đặc biệt là tranh chấp chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa, là một công việc khó khăn, phức tạp. Trong quá trình tìm kiếm giải
pháp cơ bản, lâu dài cho các tranh chấp, các bên cần tôn trọng các nguyên tắc cơ
bản của luật pháp quốc tế, tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, tôn trọng các
quy định của Công ước Luật Biển năm 1982, giải quyết tranh chấp bằng các biện
pháp hòa bình, thực hiện đầy đủ các cam kết trong Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(COC). Chung sức xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình, hữu nghị và hợp
tác chính là chìa khóa cho các vấn đề phức tạp ở Biển Đông hiện nay.
Chủ quyền biển đảo (tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét