Trường Sa,
Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam - Tư liệu lịch sử
Các tài liệu do Việt Nam nắm giữ khẳng định sự hiểu biết từ lâu đời đối với hai quần đảo. Sự hiểu biết này đã chuyển hóa thành sự chiếm hữu thực sự từ thế kỷ XVIII. Theo đó, các đảo và quần đảo đã được đề cập từ rất lâu đời. Đó là các bản đồ có lẽ được lập từ cuối thế kỷ XV - thời vua Lê Trang Tông có nói đến quần đảo Hoàng Sa đã được Viện Nghiên cứu lịch sử in lại, cũng trong các tập Hồng Đức bản đồ được lưu trữ tại Nhật Bản niên đại từ thế kỷ XVII.
>> Chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa từ các chứng cứ lịch sử - Kỳ 1
>> Chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa từ các chứng cứ lịch sử - Kỳ 2
Các tài liệu do Việt Nam nắm giữ khẳng định sự hiểu biết từ lâu đời đối với hai quần đảo. Sự hiểu biết này đã chuyển hóa thành sự chiếm hữu thực sự từ thế kỷ XVIII. Theo đó, các đảo và quần đảo đã được đề cập từ rất lâu đời. Đó là các bản đồ có lẽ được lập từ cuối thế kỷ XV - thời vua Lê Trang Tông có nói đến quần đảo Hoàng Sa đã được Viện Nghiên cứu lịch sử in lại, cũng trong các tập Hồng Đức bản đồ được lưu trữ tại Nhật Bản niên đại từ thế kỷ XVII.
>> Chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa từ các chứng cứ lịch sử - Kỳ 1
>> Chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa từ các chứng cứ lịch sử - Kỳ 2
Trung Hoa Dân quốc tối tân
địa đồ của Trung Quốc thời
Tưởng Giới Thạch cũng không
có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
|
Những dấu vết đầu tiên khẳng định về chủ quyền
đã xuất hiện trong cuốn Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn viết năm 1776, điều này
đánh dấu niên đại của những dấu hiệu pháp lý chắc chắn đầu tiên từ thế kỷ
XVIII. Trong tác phẩm của nhà bách khoa với chức vụ Hiệp trấn, các quần đảo đã
được mô tả "phải đi ba ngày đêm mới đến được" (các quần đảo đã được
xác định khá chính xác) và nói đến hoạt động khai thác có tổ chức của các chúa
An Nam.
Người ta tìm thấy ở đây bản kê khai các tài
nguyên thu lượm được việc khai thác này sau khi đã tham khảo các sổ đăng ký của
nhà Chúa có ghi ngày: “Tôi từng tra khảo số biên của cai đội Thuyên Đức Hầu
ngày trước như sau: năm Nhâm Ngọ (1702), đội Hoàng Sa thu lượm được 30 thỏi
bạc; năm Giáp Thân (1704), thu lượm được 5.100 tấn thiếc; năm Ất Dậu (1705),
thu lượm được 126 thỏi bạc. Còn từ năm Kỷ Sửu (1709) đến năm Quý Tỵ (1713), tức
là trong khoảng 5 năm, thỉnh thoảng họ cũng lượm được mấy cân đồi mồi và hải
sâm. Cũng có lần chỉ lượm được mấy cái bát sành và hai khẩu súng đồng.
Cũng tác giả này đã thuật lại những sự kiện
trước kia đã từng được các nhà sử học biết đến như một số trận đánh giữa hạm
đội Hà Lan và thủy binh của các chúa Nguyễn 1643 - 1644. Các sự kiện này chứng
tỏ các chúa An Nam đã có một lực lượng hải quân hiệu quả và rất chú ý tới việc
kiểm soát trên biển. Điều này liệu có đưa đến việc nghĩ rằng việc khai thác có
tổ chức có lẽ đã có từ lâu mà các cuốn sổ ghi chép chính xác này không nói đến?
Không thể bảo vệ điều này vì không có đủ các bằng chứng trước đó.
Ngược lại, từ đầu thế kỷ XVIII, các bằng chứng
về việc cai quản của chúa An Nam đã được xác lập tốt. Như vậy, khi ông Le Fol,
Khâm sứ Pháp tại Trung Kỳ viết cho Toàn quyền Đông Dương ngày 22/1/1929 rằng
“quần đảo (Hoàng Sa) dường như vẫn còn là res nullius (đất vô chủ) cho đến đầu
thế kỷ trước” và cho biết trong văn kiện này các chỉ dẫn về hành vi cai quản
các đảo được các triều đại trước đây thực hiện từ đầu thế kỷ XIX. Luận điểm này
của ông Le Fol là của một con người đang đảm nhiệm chức vụ ở một miền của Việt
Nam, trực tiếp liên quan đến khía cạnh lịch sử của các vấn đề đó, chắc hẳn là
dựa trên sự hiểu biết nhất định về các hồ sơ. Tuy nhiên, sự hiểu biết của ông
không đủ để xác định ngày tháng của các hành vi cai quản của An Nam với tất cả
các mức độ chính xác mà việc xem xét đầy đủ hồ sơ cho phép.
Đặt mình vào thế kỷ XVIII, người ta có thể bảo
vệ được rằng cho tới thời điểm đó, sự tồn tại của các đảo Hoàng Sa đã được biết
đến một cách rộng rãi, rằng Trung Quốc không thể viện dẫn bất kỳ sự chiếm hữu
nào phù hợp với các tiêu chuẩn đã được nêu ở trên, rằng cuốn sách của Lê Quý
Đôn ở Việt Nam là tư liệu đầu tiên nêu lên các hành vi tương ứng với một sự
quản lý nhất định quần đảo, đó là sự quản lý có niên đại từ những năm đầu của
thế kỷ XVIII. Đối với các đảo Trường Sa, sự tồn tại của chúng chắc chắn đã được
biết đến cho dù còn chưa xác lập rõ sự khác biệt của chúng với quần đảo Hoàng
Sa (trong các tài liệu được tiếp xúc). Không có gì cho phép khẳng định rằng
Trung Quốc đã chiếm hữu các đảo này. Việc quản lý các đảo ở Trường Sa đồng thời
với các đảo ở Hoàng Sa.
Chủ quyền biển đảo (tổng hợp)
Theo: baotintuc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét