Việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải
Dương-981 tới vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông không chỉ
nhằm mục đích thu lợi kinh tế mà còn ẩn chứa mưu đồ chính trị sâu xa.
Theo trang Jamestown Foundation, hôm
9/5/2012, hàng loạt quan chức ban ngành và chính phủ Trung Quốc đã tập trung
tại trụ sở Tập đoàn Dầu khí ngoài khơi quốc gia (CNOOC) để kỷ niệm lễ hạ thủy
của giàn khoan Hải Dương-981. Sự xuất hiện của các quan chức chính phủ Trung
Quốc đã cho thấy tầm quan trọng chính trị từ chuyến hạ thủy đầu tiên của giàn
khoan Hải Dương-981.
Theo đó, Hải Dương-981 là một phần
trong chương trình 863 của Bắc Kinh được khởi xướng lần đầu tiên vào tháng
3/1986 nhằm thu hẹp khoảng cách công nghệ giữa Trung Quốc với các nền kinh tế
tiên tiến nhất thế giới. Thậm chí, quá trình phát triển của Hải Dương-981
còn nhận được sự ủng hộ từ iều cơ quan chính phủ Trung Quốc bao gồm Bộ Khoa học
và Công nghệ và Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia.
Giàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc |
Giàn khoan Hải Dương-981 đã cho phép
Trung Quốc độc lập khai thác nguồn dầu mỏ và khí đốt dồi dào tại những vùng
biển tranh chấp trên Biển Đông. Sự vượt trội về công nghệ của Hải Dương-981 đã
khiến giới chuyên gia nước ngoài đặt câu hỏi về khả năng giàn khoan này được
xem là vũ khí địa chính trị và kinh tế của Trung Quốc tại Biển Đông.
Câu trả lời đã có sau 2 năm khi ngày
2/5 năm nay, Trung Quốc đã lai dắt và hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981
vào vùng biển thuộc Vùng đặc quyền kinh tế và chủ quyền của Việt Nam, chỉ cách
đảo Lý Sơn 119 hải lý, gần quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông.
Giới phân tích nhận định việc Trung
Quốc đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam
cho thấy quốc gia này ngày càng tỏ ra hung hăng trong cuộc chiến tranh giành
quyền kiểm soát Biển Đông với các quốc gia láng giềng. Ngoài ra, sự xuất hiện
của Hải Dương-981 rõ ràng nhằm mục đích hỗ trợ cho những nỗ lực khẳng định chủ
quyền của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Tuy nhiên, mối liên hệ giữa mục đích
kinh tế và chính sách ngoại giao khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương-981
vẫn chưa rõ ràng. Không rõ, giàn khoan Hải Dương-981 của công ty Công ty dầu
khí quốc gia Trung Quốc (NOC) khai thác tài nguyên gì và vai trò của công ty
này trong quyết định đưa giàn khoan ra vận hành tại vùng biển đang xảy ra tranh
chấp chủ quyền.
Mặc dù, CNOOC sở hữu Hải Dương-981
nhưng quá trình vận hành lại do Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ giàn khoan
Trung Quốc (COSL), đơn vị trực thuộc CNOOC quản lý. Do đó, sự xuất hiện của NOC
đã khẳng định hành động đưa Hải Dương-981 vào Biển Đông sặc mùi chính
trị.
Lộ rõ động cơ địa chính
trị
Âm mưu chính trị đã được minh chứng
rõ khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng biển thuộc chủ quyền
của Việt Nam.
Thứ nhất, hành động đưa giàn khoan
vào Biển Đông đã một lần nữa khẳng định mưu đồ giành quyền kiểm soát vùng biển
chiến lược này của Trung Quốc trong những năm gần đây.
Điển hình, Bắc Kinh đã điều động lực
lượng tàu thuyền đông đảo tới chiếm bãi cạn Scarborough do Manila kiểm soát sau
khi một tàu chiến của Philippines ngăn các tàu đánh cá của Trung Quốc xâm phạm
khu vực này hồi tháng 4/2012.
Thậm chí, hồi tháng 6/2012, CNOOOC
còn mời thầu tới các công ty dầu khí nước ngoài tới hỗ trợ đặt các giàn khoan
tại những vùng biển vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Thứ hai, những tuyên bố của chủ sở
hữu Hải Dương-981 đã cho thấy giàn khoan này là một công cụ chính trị của Trung
Quốc. Chủ tịch CNOOC Wang Yilin từng gây xôn xao với phát biểu nhấn mạnh Hải
Dương-981 là "lãnh thổ di động quốc gia" và "vũ khí chiến
lược" để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp dầu khí ngoài khơi
Trung Quốc.
Thậm chí, xưởng đóng tàu Thượng Hải
Waigaoqiao còn cho rằng Hải Dương-981 mang tính quan trọng chiến lược đối với
việc tăng cường vị thế của Trung Quốc trong các tranh chấp hàng hải.
Thứ ba, Trung Quốc muốn chủ động vận
chuyển một lượng lớn khí đốt được khai thác trên Biển Đông từ giàn khoan Hải
Dương-981 tới các đường ống tại tỉnh Hải Nam. Dù phía Trung Quốc cho rằng sự
xuất hiện của Hải Dương-981 chỉ là hoạt động thương mại thông thường nhưng
nhiều khả năng từ Hải Dương-981, Trung Quốc sẽ còn cân nhắc xây dựng hẳn một cơ
sở hạ tầng trên Biển Đông. Đây là một phần trong nỗ lực khẳng định chủ quyền
trên các khu vực tranh chấp trên Biển Đông của Bắc Kinh.
Thứ tư, rõ ràng việc đưa giàn khoan
Hải Dương-981 vào Biển Đông nhận được sự ủng hộ từ chính phủ Trung Quốc. Theo
đó, NOC đã xin Bộ Ngoại giao Trung Quốc cấp phép đưa Hải Dương-981 tới hoạt
động tại vùng biển đang xảy ra tranh chấp với các quốc gia láng giềng.
Gần đây, các phương tiện truyền
thông quốc tế cũng khẳng định Bắc Kinh liên quan tới quyết định về vị trí hoạt
động của Hải Dương-981.
Tờ Asahi của Nhật Bản nhấn mạnh:
"Hồi đầu năm nay, giới lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc đã quyết định đưa giàn
khoan Hải Dương-981 vào Biển Đông mặc dù họ biết chắc vấp phải sự phản đối của
nước ngoài".
Thậm chí, tờ International Oil Daily
dẫn lời một quan chức cấp cao CNOOC cho biết: "Bắc Kinh đã yêu cầu di
chuyển Hải Dương-981 tới khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam để Tập đoàn Dầu
mỏ quốc gia Trung Quốc (CNPC) khai thác".
Hợp tác vòng vo
Cả chính phủ Trung Quốc và đại diện
ngành dầu khí nước này đều chưa từng công khai về việc NOC thuê Hải Dương-981
ra khai thác gần quần đảo Hoàng Sa. Nhiều chuyên gia phân tích cho rằng chính
CNOOC đã đưa giàn khoan ra khu vực này để khai thác nhằm thu lợi bởi công ty
này là chủ sở hữu của Hải Dương-981. Tuy nhiên, quan chức CNOOC lại tuyên bố
rằng Hải Dương-981 hoạt động theo chỉ đạo của CNPC.
Điều đáng nói là cả NOC và CNOOC đều
có động cơ để đưa giàn khoan Hải Dương-981 ra Biển Đông khai thác.
Thứ nhất, trong 3 năm qua, CNOOC
luôn dẫn đầu về sản lượng khai thác dầu khí ngoài khơi tại Trung Quốc. Công ty
này cũng không hề giấu diếm tham vọng muốn tự chủ khai thác tại các vùng biển
sâu trên Biển Đông.
Thứ hai, so với chính phủ Trung
Quốc, NOC còn quan tâm nhiều hơn tới việc đưa các giàn khoan ra hoạt động tại
những biển đang xảy ra tranh chấp.
Theo đó, Bộ Ngoại giao Trung
Quốc từng từ chối đề nghị của CNOOC về việc khia thác tại vùng nước sâu trên
Biển Đông vào thập niên 90. Bắc Kinh cũng từng được cho rằng gây áp lực buộc
PetroChina hủy kế hoạch khai thác dầu khí tại các vùng biển tranh chấp gần quần
đảo Trường Sa để tránh gây sứt mẻ quan hệ ngoại giao trước kỳ Thế vận hội Bắc
Kinh.
Cuối cùng, một số Tổng giám đốc tại
các công ty dầu khí Trung Quốc đã sử dụng vị thế của mình để làm bàn đạp thăng
quan tiến chức trong bộ máy Đảng Cộng sản. Vài quan chức đã thành công khi liên
kết hợp tác với các công ty khác để chia sẻ lợi nhuận khai thác dưới chiêu bài
vì lợi ích quốc gia.
Thậm chí, giám đốc điều hành tại
công ty đã thuê COSL hoạt động trên các vùng biển tranh chấp từng thừa nhận
việc sử dụng Hải Dương-981 để khẳng định chủ quyền của Trung Quốc trên Biển
Đông là cơ hội để ông này thăng chức.
Chính phủ hậu thuẫn
Không một công ty lớn nào tại Trung
Quốc dám có hành động làm ảnh hưởng tới chính sách ngoại giao của chính phủ mà
không nhận được sự hậu thuẫn từ Bắc Kinh. Việc chính phủ Trung Quốc chấp thuận
đưa giàn khoan ra khai thác trên Biển Đông đã hoàn toàn thay đổi so với 20 năm
trước. Hành động này cũng minh chứng cho kế hoạch tăng cường quyền kiểm soát
trên những vùng biển đang tranh chấp với các quốc gia láng giềng trên Biển Đông
trong những năm gần đây của Bắc Kinh.
Trung Quốc ngang nhiên điều động
tàu thuyền tới hỗ trợ cho hoạt động
trái phép của Hải Dương-981
trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
|
Hành động đưa giàn khoan Hải
Dương-981 ra Biển Đông hoàn toàn phù hợp với lợi ích lâu dài của NOC trong việc
mở rộng phạm vi khai thác trên vùng biển này và là chiến thắng mang tính chính
trị của giới điều hành công ty.
Thậm chí, sự xuất hiện của Hải
Dương-981 còn mang động cơ khẳng định chủ quyền quốc gia hơn là đảm bảo an ninh
năng lượng. Mối tương tác giữa NOC và chính phủ Trung Quốc cũng cho thấy công
ty này đã giành được sự ủng hộ của Bắc Kinh khi thuyết phục rằng dự án Hải
Dương-981 giúp tăng cường an ninh năng lượng quốc gia.
Chủ quyền biển đảo (tổng hợp)
Theo: Infonet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét