Theo website của Đài Truyền hình
Phượng Hoàng của Hồng Kông (ifeng.com) thì Nam Hải 9, mà Trung Quốc vừa mới kéo
vào Biển Đông, là loại giàn khoan nửa chìm nửa nổi, tương tự với Hải Dương 981. Nam Hải 9 ban đầu có tên là Sonat George
Richardson, được xây dựng bởi Công ty Đóng tàu và Kỹ thuật hàng hải Daewoo
(Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering – DSME) từ năm 1988.
![]() |
Hải Nam 9 hồi còn dưới tên Transocean Richardson |
Năm 1997, chiếc giàn khoan này được đổi tên
thành Transocean Richardson. Và đến tháng 10/2013, Trung Quốc đã đóng lại và
đặt tên là Nam Hải 9 như hiện nay.
Nam Hải 9 có cùng chủ sở hữu với Hải Dương 981
là Công ty Dịch vụ Giếng dầu Trung Quốc (COSL), công ty con của Tổng công ty
Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC).
Theo website của Đài Truyền hình Phượng Hoàng
của Hồng Kông, giàn khoan Nam Hải 9 có chiều dài tổng cộng 600 m và tốc độ di
chuyển khoảng 4 hải lý/giờ.
Nam Hải số 9 có thể hoạt động ở độ sâu tối đa
1.615 m, độ khoan sâu tối đa 7.620 m với đầy đủ chức năng khoan, hoàn thành và
sửa chữa.
Các thông số kĩ thuật khác như sau:
Dung tích toàn phần (Tổng dung tích của những khoang trống từ đáy tàu lên tới
boong chính và những khoang trống nằm trên boong chính, bao gồm dung tích những
khoang chứa hàng, khoang chứa nước, nhiên liệu, buồng máy, các phòng ăn, ở,
giải trí… trên tàu): 21.714 tấn.
Tổng trọng tải: (tải trọng của tất cả những thứ ở trên giàn khoan như
hàng, nhiên liệu, cộng với trọng lượng của chính giàn khoan đó): 17.971 tấn.
Đây là một giàn khoan thế hệ cũ. Hồi đầu tháng
này, các phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa tin, COSL đã ký hợp đồng với
Công ty đóng tàu Đại Liên và Công ty công nghiệp nặng Trung Quốc tại Thâm Quyến
để chế tạo 3 giàn khoan dầu mới có tên gọi Hải Dương - 982, Hải Dương - 943 và
Hải Dương - 944.
Trong đó, giàn khoan Hải Dương - 982 là một
giàn khoan nước sâu nửa chìm nửa nổi thế hệ mới, đáp ứng được mọi điều kiện khí
hậu khắc nghiệt nhất trên biển Đông. Chiếc giàn khoan này được thiết kế phù hợp
hoạt động ở độ sâu tới 1.500 m ở mọi vùng biển trên thế giới, khoan sâu tối đa
tới 9.144 m, mang hệ thống định vị động lực DP3, và dự tính sẽ được bàn giao
vào tháng 8/2016.
Giàn khoan Hải Dương - 943 là giàn khoan tự
nâng, có thể hoạt động ở độ sâu tối đa là 122 m, và có thể khoan sâu tối đa tới
10.668 m.
Giàn khoan Hải Dương - 944 cũng là giàn khoan
tự nâng, chủ yếu hoạt động ở các khu vực đất mềm, có thể hoạt động ở độ sâu tối
đa là 122 m, có thể khoan sâu tối đa tới 9.144 m.
Hai giàn khoan Hải Dương - 943 và Hải Dương -
944 dự kiến sẽ lần lượt được hoàn thiện vào tháng 9 và tháng 10/2015.
Hôm 18/6, website của Cục Hải sự Trung Quốc
đăng tải một đoạn thông báo ngắn, trong đó cho biết phía Trung Quốc đang kéo
Nam Hải 9 vào toạ độ nằm trên Biển Đông.
Trong khi đó, giàn khoan Hải Dương - 981
mà Trung Quốc đưa trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ đầu
tháng 5 vẫn chưa chịu rút bất chấp sự phản đối của Việt Nam và cộng đồng quốc
tế.
Chủ quyền biển đảo (tổng hợp)
Theo: Infonet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét