Đỉnh điểm của căng thẳng trên biển
Đông vẫn còn nằm ở phía trước và Trung Quốc sẽ tiếp tục tung ra những quân cờ
mới. Theo
Thanh niên Online, Trung Quốc có thể kéo giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng biển
Trường Sa của Việt Nam. Đỉnh điểm của căng thẳng trên biển Đông vẫn còn nằm ở
phía trước và Trung Quốc sẽ tiếp tục tung ra những quân cờ mới.
|
Đây là nhận định của thiếu tướng Lê Văn Cương,
nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an, tại cuộc tọa đàm “Tình hình an
ninh biển Đông hiện nay” do Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam tổ chức sáng
20/6 tại Hà Nội.
Thiếu tướng Lê Văn Cương cho biết qua trao
đổi, nhiều học giả của Việt Nam cho rằng từ nay đến thời điểm 15/8, Trung Quốc
sẽ rút giàn khoan Hải Dương-981 khỏi vị trí hiện nay do không muốn để giàn
khoan làm mục tiêu cho thế giới chỉ trích. Tuy nhiên, hướng đi sắp tới sau khi
rút đi giàn khoan Hải Dương 981 là rất khó dự đoán.
Theo thiếu tướng Lê Văn Cương, có 3 kịch bản
mà Trung Quốc sử dụng với giàn khoan Hải Dương 981 trong thời gian tới gồm: rút
ra vùng biển quốc tế, rút về vùng biển của Trung Quốc và nguy hiểm nhất là vẫn
duy trì giàn khoan này ở trong vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của
Việt Nam, kéo hướng về phía quần đảo Trường Sa.
Trung Quốc chưa bao
giờ định nghĩa được “đường 9 đoạn”
Trả lời các câu hỏi của phóng viên tại Hội
thảo quốc tế chủ đề “Sự thật lịch sử của Hoàng Sa – Trường Sa” ở Đà Nẵng, Tiến
sĩ Renato Cruz De Castro, Trường đại học De La Salle (Philippines) nói: “Hiện
tại, Trung Quốc chưa từng nói rõ, hay định nghĩa về đường 9 đoạn này là gì. Họ
chỉ nói họ có bằng chứng lịch sử, nhưng đó là gì thì không ai biết. Đường 9
đoạn của họ cũng không chỉ ra vị trí, tọa độ cụ thể. Điều đó thể hiện sự phi
lí, thiếu căn cứ giá trị pháp lí của đường 9 đoạn.
|
Thời gian qua, mặc dù Trung Quốc luôn thể hiện
sức mạnh của mình và ngày càng ngang ngược hơn hơn, nhưng không có nghĩa là các
biện pháp mà các nước đang áp dụng, đang đưa ra là vô nghĩa. Ý kiến của công
luận rất quan trọng, nó có thể yêu cầu Trung Quốc thay đổi hành vi, tôn trọng
luật pháp quốc tế. Trước những áp lực của công luận nếu Trung Quốc không đáp
ứng thì đây là hành vi vô đạo đức”.
Liên quan đến vụ kiện của Philipines đối với
Trung Quốc trong tuyên bố đường 9 đoạn, Tiến sĩ Renato DeCastro, Đại học De La
Salle, Philippines nhấn mạnh: “Vụ kiện của Philipines chỉ yêu cầu Trung Quốc
làm rõ đường 9 đoạn ấy là gì. Họ luôn đòi hỏi chủ quyền theo đường 9 đoạn nhưng
họ chưa bao giờ định nghĩa đường 9 đoạn là thế nào. Và cũng chưa ai biết về
khái niệm ấy là cái gì. Vụ kiện của Phillipines không yêu cầu Trung Quốc tham
gia, nhưng Trung Quốc cần có biện pháp giải thích về quan điểm của mình.
Chủ quyền biển đảo (tổng hợp)
Theo: VTC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét