Các doanh nhân trẻ Việt Nam tự gọi mình là các chiến sĩ trẻ trong cuộc
trường kỳ kháng chiến thoát khỏi tình trạng lệ thuộc Trung Quốc. Ngày 1/5 năm 2014, Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương
981 (Haiyang Shiyou 981) tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cách đảo
Tri Tôn 17 hải lý với sự hỗ trợ lực lượng trên trăm tàu đủ loại và cả không
quân. Thời gian này Trung Quốc cho là thời cơ tốt để thực thi cái
gọi là “Đường Lưỡi Bò” tham lam chiếm tới 80% Biển Đông.
Giàn khoan HD981 Trung Quốc đặt trái phép trong vùng biển Việt Nam |
Vì sao lúc này?
Thời điểm sau ngày 30/4 và trước ngày 7/5, kỷ niệm chiến
thắng Điện Biên Phủ, ngày thất bại của Pháp và Mỹ ở Việt Nam. Vào lúc
mà có thể lôi kéo Nga đang bị Mỹ các nước Phương Tây gây áp lực sau khủng
hoảng ở Ukraine.
Và một thực tế mà chúng ta phải thẳng thắn nhìn nhận rằng
kinh tế Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc.
Trên đây có thể đúng hoàn toàn hay chỉ một phần đúng theo
cách suy nghĩ của Trung Quốc cho là thời cơ để thách thức Việt Nam với những gì
mà giàn khoan Hải dương 981 đang và sẽ làm.
Thực tế đã diễn ra rất khác xa với suy nghĩ của Trung Quốc,
có thể nói: thách thức đã biến thành thời cơ cho Việt Nam thoát khỏi vòng tay
của Trung Quốc.
Đây là khởi đầu một cuộc chiến không bằng súng như một luật
sư đã phát biểu trong Buổi tập huấn về Luật biển của Liên Đoàn Luật sư Việt Nam
ở Hà Nội hay các doanh nhân trẻ Việt Nam cho họ đang là các chiến sĩ trẻ trong
cuộc trường kỳ kháng chiến thoát khỏi tình trạng lệ thuộc Trung Quốc như hiện
nay.
Ông Nguyễn Cơ Thạch – nguyên Bộ trưởng Bộ ngoại giao cũng
từng cho rằng việc Việt Nam thoát khỏi khỏi vòng tay Trung Quốc không dễ dàng
chút nào.
Những âm mưu biến Việt Nam trở thành thuộc địa của Trung
Quốc đã diễn ra từ rất lâu.
Cụ thể là ngày 30/4/1975 thống nhất đất nước không theo ý
Trung Quốc, Việt Nam đã bị Trung Quốc đáp trả, ngừng chi viện; cho Pol Pot đánh
chiếm đảo Thổ Chu (Phú Quốc, Kiên Giang) và gây ra Chiến tranh biên giới Tây
Nam và Cuộc chiến 1979 sau đó.
Khi thấy được lợi ích của Việt Nam đối với Trung Quốc nên họ
đã lôi kéo Việt Nam đối trọng với Liên Xô hay với Mỹ, và đã khiến Việt Nam khốn
khổ.
Ví dụ như sau chiến thắng Điện Biện Phủ, đáng lẽ để Việt Nam
toàn thắng họ lại dùng Hiệp định Geneva để chia cắt Việt Nam.
Nhưng ý chí thống nhất của người Việt Nam đã mạnh hơn nhiều
so với những gì các nước tưởng tượng. Ngay sau ngày 30/4/1975 đã bầu cử quốc
hội và chính quyền Việt Nam thống nhất có giá trị pháp lý quốc tế rất cao.
|
Ngay khi Việt Nam thống nhất đã đặt ngay vấn đề chủ quyền
tại Hoàng Sa với lãnh đạo Đặng Tiểu Bình. Và năm 1979, Việt Nam đã công bố Sách
trắng phản bác Trung Quốc về chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa, khẳng định
chủ quyền của mình vừa liên tục vừa hòa bình phù hợp với pháp lý quốc tế.
Chủ nghĩa Marx hướng tới những giá trị tốt đẹp xây dựng một
thế giới hòa bình, công bằng hơn, thậm chí nó còn giúp cho chủ nghĩa tư bản
thay đổi tích cực hơn, như đời sống công nhân ngày càng cao và có thể tham gia
cổ đông và chính trị dễ dàng, nhưng Mao Trạch Đông lại biến chủ nghĩa Marx
thành chủ nghĩa Mao cực quyền Đại Hán.
Nhân dân Trung Quốc khi đó có đời sống cực khổ, một hình
thức nô lệ, phong kiến kiểu mới cực quyền. Nhất là khi Cách mạng Văn Hóa ở
Trung Quốc giết hại chính đồng bào của mình, chỉ có Pol Pot nhắm mắt theo, đã
xảy ra đại họa diệt chủng.
Thoát vòng tay Trung Quốc
Thực tâm Trung Quốc không bao giờ muốn Việt Nam mạnh mà luôn
có âm mưu biến chúng ta thành là thuộc quốc, bảo sao nghe vậy.
Giới trẻ Trung Quốc đã bị chính quyền Trung Quốc mị hoặc từ
trong trứng nước như với các luận điệu ngông cuồng như, “trước năm 1885 Việt
Nam là thuộc quốc của Trung Quốc và do Đế quốc Phương Tây làm gián đoạn mà thôi“.
Cũng như viên tướng Phó Tổng tham mưu Trung Quốc ngang ngược
bịa đặt lịch sử tại Diễn đàn Shangri-la vừa qua rằng “từ thời Hán, 2000 năm
trước, các đảo ở Nam Hải đều thuộc chủ quyền Trung Quốc“.
Cứ với cái cớ vô lý kiểu như thế thì chắc các nước Hy Lạp,
La Mã, Thổ Nhĩ Kỳ cũng có thể tuyên bố cả châu Âu và Địa Trung Hải hiện cũng là
thuộc nước họ từ lâu.
Lời phát biểu đanh thép của thủ tướng đánh dấu giai đoạn
lịch sử mới, mở đầu cuộc chiến không bằng súng mà toàn diện từ văn hóa tư
tưởng, chính trị, kinh tế để Việt Nam thoát khỏi vòng tay của Trung Quốc
Trung Quốc không ngờ chính thời điểm đặt giàn khoan sau 30/4
lại khơi dậy tinh thần yêu nước vốn có của người Việt Nam lên cao chưa từng
thấy, tạo thời cơ cho Việt Nam khẳng định Việt Nam không là sân sau của Trung
Quốc, khiến Việt Nam dễ dàng vào khối Kinh tế TPP, thoát khỏi Trung Quốc thao
túng về kinh tế, chính trị văn hóa.
Đây hẳn nhiên còn là thời cơ khiến Việt Nam có triển vọng
trở thành cường quốc trong một tương lai không xa, nếu Việt Nam muốn xây dựng
nội lực hùng cường, nếu trong và ngoài hiệp lực cùng nhau.
Cũng là thời cơ người Việt Nam bừng tỉnh, thế kỷ qua Việt
Nam là nạn nhân của thời cuộc quốc tế, bỏ qua thù hận cùng nhau cứu nước thoát
Trung.
Việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố cứng rắn ở
Philippines rằng “không đánh đổi độc lập, chủ quyền thiêng liêng lấy
hòa bình hữu nghị viển vông, lệ thuộc” đã được đánh giá như khởi đầu giai
đoạn lịch sử mới, mở đầu cuộc chiến không bằng súng mà toàn diện từ văn hóa tư
tưởng, chính trị, kinh tế để Việt Nam thoát khỏi vòng tay của Trung Quốc.
Thời nào cũng có Trần Ích Tắc, Trần Di Ái, Lê Chiếu Thống,
song những người ấy chỉ vì tư lợi sẽ thất bại và không còn ở lại trái tim người
Việt. Lịch sử đã khẳng định cho ta biết như thế.
Bất cứ ai làm cho đất nước suy hèn đều có tội với Tổ tông và
Dân tộc.
Và đây là điều luôn luôn đúng.
Chủ quyền biển đảo (tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét