Còn nhớ, năm 2012, Trung Quốc cũng
nhân cơn bão Gutchol để rút tàu khỏi bãi cạn Scarborough của Philippines và sau
đó quay lại, mở rộng phạm vi chiếm cứ.
Trao đổi với phóng viên, Chuẩn đô đốc, Thiếu
tướng Lê Kế Lâm – nguyên Giám đốc Học viện Hải quân Việt Nam chia sẻ thêm những
thông tin xoay quanh việc Trung Quốc rút sớm giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi
vị trí hiện tại – Khu đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
Theo Thiếu tướng Lê Kế Lâm, trên bề nổi có thể
thấy việc Trung Quốc rút giàn khoan HD981 nguyên nhân do cơn bão Rammasun đang
đến gần với diễn biến phức tạp. Để đảm bảo an toàn, Trung Quốc buộc phải rút
giàn khoan này và các tàu làm nhiệm vụ hộ tống, bảo vệ hoạt động phi pháp của
giàn khoan Hải Dương-981. Tất nhiên, Trung Quốc vẫn sẽ tuyên bố là “đã khoan
tham dò xong”.
“Nếu như Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương
981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam vì hòa bình thì đó là một điều rất đáng hoan
nghênh và cả thế giới sẽ đồng tình. Đây là kết quả từ sự đấu tranh kiên cường
bằng pháp lý và ngoại giao của Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Chúng ta đã nhận
được sự ủng hộ của Chính phủ nhiều nước, Mỹ và nhân dân yêu chuộng công lý trên
thế giới.
Tôi cũng xin nói thêm, việc nhà cầm quyền
Trung Quốc có hành động sai trái, tư tưởng bá quyền trên biển Đông thì đương
nhiên chúng ta phải đấu tranh, phản đối việc làm này. Còn nhân dân Trung Quốc
với nhân dân Việt Nam vẫn luôn là bạn và sẵn sàng giúp đỡ nhau lúc khó khăn”,
Thiếu tướng Lê Kế Lâm nhấn mạnh.
Việc Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981,
Tướng Lê Kế Lâm nhận định: Đây không phải là cuộc đấu tranh cuối cùng. Bởi thế
chúng ta phải hết sức cảnh giác và theo dõi sát sao, đặc biệt đối với chiến sỹ
và ngư dân đang ngày đêm bám biển.
Lý giải cho điều này, Thiếu tướng Lê Kế Lâm
dẫn chứng năm 2012, Trung Quốc cũng nhân cơn bão Gutchol để rút tàu khỏi bãi
cạn Scarborough của Philippines và sau đó quay lại, mở rộng phạm vi chiếm cứ.
Theo lời tướng Lâm, Trung Quốc có thể manh
động đưa tiếp giàn khoan Hải Nam 02,04,05 sau bão. Nếu như vậy thì đây là hành
động phi pháp, đáng lên án mà chúng ta phải hết sức cảnh giác và cương quyết
đấu tranh.
Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm cũng cho biết: “Trước
mắt, chúng ta phải tránh những việc làm căng thẳng trên biển Đông. Nhiệm vụ bây
giờ là phải tiếp tục đấu tranh bằng pháp lý, ngoại giao và tiến tới việc kiện
Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế vì hành động vi phạm chủ quyền trên biển Đông.
Song song với đó chiến sỹ và ngư dân Việt Nam phải tiếp tục bám biển và theo
dõi mọi động tĩnh để đối phó khi có biến động xấu. Phải bình tĩnh, kiên trì và
quyết tâm thì chúng ta mới chiến thắng”.
Như vậy là đêm 15/7, Trung Quốc lấy cớ tránh
bão đã kéo giàn khoan Hải Dương 981 và đoàn tàu hộ tống khỏi khu vực hạ đặt
trái phép.
Bất luận là giàn khoan có rút hẳn hay chỉ di
chuyển sang vị trí khác thì chúng ta vẫn cần cảnh giác với tham vọng chiếm trọn
Biển Đông của Trung Quốc. Vì thế, bằng mọi biện pháp, tăng cường sức mạnh chính
trị, ngoại giao, quân sự Việt Nam sẽ cương quyết bảo vệ trọn vẹn chủ quyền,
lãnh thổ của mình.
Chủ quyền biển đảo (tổng hợp)
Theo: Năng lượng mới
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét