Theo tờ DWNews, Nga im lặng trong
vấn đề Biển Đông là bởi họ vẫn cần Trung Quốc trong vấn đề Syria và Crimea
nhưng lợi ích của Nga ở đây không hề nhỏ và nhất định sẽ không để Trung Quốc
“lộng hành”
Im lặng nhưng không “bất động”
Trong bài viết mới đây, tờ World Affairs (Các
vấn đề thế giới) khẳng định, mặc dù đến nay Nga vẫn giữ thái độ im lặng trước
các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, đặc biệt là việc đưa giàn khoan Hải
Dương Thạch Du 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam nhưng thực
tế Nga không hề “án binh bất động” như nhiều người lầm tưởng.
Theo bài báo, mới đây Tập đoàn dầu khí Việt Nam đã ký thỏa thuận thăm dò ở 2 lô dầu khí nằm
trong vùng thềm lục địa của Việt Nam, ngoài khơi biển Nha Trang.
Điều đáng nói là thương vụ này được ký ngay trước khi Ủy viên Quốc vụ viện
Trung Quốc Dương Khiết Trì sang Việt Nam.
Trước đó, ngày 19/6, Đại sứ Việt Nam tại Nga đã gửi thư tuyên bố Nga có quyền ưu
tiên ở Vịnh Cam Ranh, nơi đặt cảng quân sự quan trọng của Việt Nam. Ngoài ra,
hôm 20/6, biên đội gồm 3 tàu chiến của hạm đội Thái Bình Dương của Nga cũng đã
kết thúc chuyến thăm quân cảng Cam Ranh.
Bình luận về những hành động này, tờ DWNews
cho rằng rất có thể Nga bí mật ủng hộ và ủng hộ Việt Nam trong vấn đề Biển Đông.
“Rõ ràng là Việt Nam đang nắm trong tay một con bài
rất quan trọng là cảng và vịnh Cam Ranh. Trong tài liệu “Ý tưởng chính sách
ngoại giao Nga” được công bố vào tháng 2/2013, Nga tuyên bố, mục tiêu trước năm
2020 phải khởi công xây dựng cảng hàng không mẫu hạm theo mô hình mới ở nước
ngoài, và địa điểm nước này tâm đắc nhất chính là vịnh Cam Ranh của Việt Nam”,
tờ DWNews viết.
Lợi ích quốc gia là tối thượng
Mặc dù trong mấy năm gần đây, đã xuất hiện một
số tin tức nói rằng Nga rút khỏi các kế hoạch khai thác ở Biển Đông. Thậm chí,
tháng 4/2012, khi Trung Quốc và Philippines
bùng nổ tranh chấp ở đảo Hoàng Nham/bãi cạn Scarborough,
Nga còn công khai ủng hộ Trung Quốc chỉ trích các quốc gia ngoài khu vực can dự
vào Biển Đông.
Nga cũng từng nhiều lần lên tiếng nói rõ lập
trường của chính phủ nước này không can thiệp vào xung đột ở Biển Đông. Nhưng
thực chất là do Nga đang cần sự phối hợp của Trung Quốc trong nhiều vấn đề như
Ukraine, Syria…Tuy nhiên, từ những bước tiến nhỏ của Nga trong vấn đề Biển Đông
có thể thấy, Nga sẽ không bao giờ buông Biển Đông cho Trung Quốc muốn làm gì
thì làm.
Mặc dù Trung Quốc tuyên bố quan hệ Trung – Nga
đang ở thời kỳ tốt đẹp nhất trong lịch sử, nhưng cùng với việc Trung Quốc ngày
càng tiến tới “giấc mộng Trung Hoa” đã trở thành áp lực lớn kiềm chế Mỹ, khi đó
vì lợi ích an ninh chung giữa Trung Quốc và Nga trong việc cùng ứng phó với Mỹ
sẽ sụp đổ. Hơn nữa, việc Mỹ, Nga cùng đối phó với Trung Quốc không phải là
không xảy ra.
Cân nhắc từ lợi ích thực tế, mặc dù hiện nay
vấn đề Biển Đông ngày càng căng thẳng do có sự can dự của quốc gia ngoài khu
vực, song thực chất của xung đột ở Biển Đông là xung đột của lợi ích dầu mỏ.
Theo số liệu đã được khảo sát, thăm dò ở Biển Đông, trữ lượng dầu mỏ, khí tự
nhiên ở đây là khoảng 30 tỷ tấn, trữ lượng băng cháy khoảng 70 tỷ tấn, cho nên
không hề nói quá khi gọi Biển Đông là vùng vịnh Persian thứ hai.
Hiện nay ở Biển Đông có tổng cộng hơn 1380
giếng dầu, trong số này Việt Nam
chiếm đa số. Năm 2013, ngành sản xuất dầu khí ở Biển Đông chiếm 30% GDP của
Việt Nam, hơn 50% nguồn thu tài chính của Việt Nam là từ thu nhập từ dầu khí, và
tỉ lệ này có thể sẽ tăng trong tương lai.
Đối với Mỹ, Biển Đông rõ ràng là bức bình
phong bao vây Trung Quốc, hơn thế nữa, vùng Biển này còn là vũ khí sắc bén để
Mỹ lũng đoạn nguồn năng lượng. Sở dĩ Mỹ có thể độc chiếm vị trí dẫn đầu không
chỉ vì sức mạnh quân sự của nước này, mà còn ở sự lũng đoạn đối với ngành tiền
tệ, năng lượng và lương thực. Việc nắm chắc nguồn cung dầu mỏ khiến sự phục hồi
kinh tế Mỹ có được nguồn năng lượng giá rẻ, trong khi đối thủ kinh tế của nước
này lại phải chịu phí tổn nhiều hơn để có được dầu mỏ. Mỹ không chỉ có thể
khống chế được khu vực sản xuất dầu thô mà còn có thể thao túng giá cả dầu thô.
Biển Đông với vị thế trở thành vịnh Persian thứ hai, cũng khiến Mỹ phải khống
chế.
Trong giai đoạn hiện nay, Nga vẫn là một quốc
gia có vai trò quyết định đối với thị trường năng lượng, điều Mỹ cần đó là giá
dầu tăng và lợi ích quốc gia của Nga và Mỹ là đồng nhất. Do đó, trong vấn
đề Biển Đông, Nga tuyệt đối không phải là bạn của Trung Quốc.
“Một ngày trước chuyến thăm Việt Nam của Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết
Trì, Nga và Việt Nam
đã ký kết thỏa thuận khai thác dầu khí ở Biển Đông. Điều này thể hiện nguồn tài
nguyên dầu mỏ dồi dào ở Biển Đông là “bữa tiệc thịnh soạn” mà Nga không thể bỏ
lỡ. Truyền thông Nga từng cho biết, lợi ích của nước này ở Biển Đông chính là
các mỏ khí tự nhiên với trữ lượng có thể lên tới 20 – 30 triệu tấn”, tờ DWNews
bình luận.
Chủ quyền biển đảo (tổng hợp)
Theo: Infonet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét