Chủ tịch Ủy ban Tình báo Ấn Độ đã
vạch ra các toan tính thâm hiểm của Trung Quốc đối với Biển Đông, Ấn Độ Dương
và lãnh thổ Ấn Độ.
Ngày 28/6 Trung Quốc công bố một bản đồ dọc
mới cho thấy những khu vực mà họ tuyên bố chủ quyền bao gồm cả toàn bộ bang
Arunachal Pradesh của Ấn Độ và các bộ phận của bang Jammu và Kashmir của Ấn Độ,
đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông, Đài Loan và quần đảo Điếu
Ngư/Senkaku. Sự kiện này phản ánh động cơ xâu xa của rồng Trung Hoa muốn phá vỡ
tan tành thế cân bằng địa chiến lược ở vành bên ngoài của nước này cũng như mưu
đồ bành trướng và thiết lập sự bá quyền ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Tấm bản đồ dọc khác biệt đáng kể với các bản
đồ trước đó. Trước đây các phiên bản bản đồ cho thấy những khu vực nói trên nằm
riêng trong một hộp thuộc về Trung Quốc. Lần này các vùng này được chỉ rõ là
các khu vực của Trung Quốc.
|
Hai nhân tố quan trọng cần phải tính đến khi
xem xét lý do Trung Quốc cho ra tấm bản đồ này.
Thứ nhất, đó là phản ứng đối với tấm bản đồ về
Trung Quốc mà Thủ tướng Đức Angela Merkel trao cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận
Bình vào tháng 3/2014 khi ông Tập tới thăm Đức. Khi ấy bà Merkel trao cho ông
Tập một tấm bản đồ Trung Hoa năm 1735 do nhà bản đồ học Jean-Baptiste
Bourguignon d’Anville vẽ và được một nhà xuất bản Đức ấn hành. Tấm bản đồ thể
hiện phần lõi của Trung Quốc với dân số chủ yếu là người dân tộc Hán, mà không
hề có Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông hay Mãn Châu. Các đảo Đài Loan và Hải Nam
(cái thứ 2 thì rõ là một phần của Trung Hoa hiện đại, còn đảo thứ nhất thì gây
tranh cãi nhiều) được thể hiện bằng một đường biên có màu khác.
Thứ hai, Trung Quốc đang tìm kiếm một cơ hội
chứng tỏ cho thế giới một điều rằng Trung Quốc thời nay bao gồm tất cả các vùng
mà nó tuyên bố chủ quyền. Và chuyến thăm của Phó Tổng thống Ấn Độ mang lại cơ
hội đó.
Ba khái niệm chiến tranh
Tuy nhiên bối cảnh của tấm bản đồ dọc này rộng
lớn hơn rất nhiều. Trong vài năm qua, Trung Quốc đã cố gắng xác lập các yêu
sách chủ quyền tại các vùng xung quanh nước này. Chủ nghĩa dân tộc hung hăng và
tư tưởng thu hồi lãnh thổ của Trung Quốc là một nét nổi bật trong chính sách
đối ngoại và sự gia tăng sức mạnh của Trung Quốc. Quan điểm cho rằng Trung Quốc
phải rửa nhục trong các thế kỷ trước đang chiếm vị trí trung tâm trong quá
trình xây dựng chính sách đối ngoại và an ninh của Trung Quốc. Đáp lại điều
này, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tuyên bố nước ông phải nhớ mình từng là “nạn nhân
của ngoại xâm” và hối thúc người Trung Quốc tăng cường phòng thủ biên giới cả
trên bộ lẫn trên biển.
Tấm bản đồ dọc được vẽ ra để xác lập chủ quyền
của Trung Quốc đối với các khu vực nằm ở vành ngoài của nước này. Trung Quốc
đang dịch chuyển theo hướng phù hợp với “ba khái niệm chiến tranh” của họ, đó
là chiến tranh tuyên truyền, chiến tranh truyền thông, và chiến tranh pháp lý.
Kể từ năm 2012 Trung Quốc đã đẩy mạnh hoạt
động truyền thông theo hướng này và nếu cần thiết sẵn sàng ngụy tạo bằng chứng.
Trong các tháng 1 và 2/2012, Trung Quốc đã lập
ra một tiểu ban điều hành với nhiệm vụ hướng dẫn, phối hợp và giám sát, giáo
dục và nâng cao nhận thức về bản đồ quốc gia và kiểm soát hoàn toàn thị trường
bản đồ quốc gia bằng việc phối hợp 13 Bộ ngành bao gồm Cơ quan Quốc gia về
Thông tin Địa lý và Sản xuất Bản đồ, Ủy ban Tuyên truyền và Chỉ đạo của Đảng
Cộng sản Trung Quốc, Bộ Ngoại giao, Bộ Giáo dục, Bộ Công nghiệp, Bộ Công an,
v.v.. Mục đích chính của ủy ban này là chỉ đạo và hướng dẫn nhiệm vụ tái in và
tái xuất bản các bản đồ quốc gia và tổ chức công tác tuyên truyền.
|
Vào cuối năm 2012, Trung Quốc bắt đầu ấn hành
các tấm bản đồ sinh trắc trên các tấm hộ chiếu cho thấy bang Arunachal Pradesh
và các khu vực của bang Jammu & Kashmir cũng như đường 9 đoạn, khẳng định
vùng Biển Đông là của Trung Quốc. Tất nhiên động thái này đã gặp phải sự chỉ
trích dữ dội từ các nước láng giềng Trung Quốc.
Song song với việc sử dụng bản đồ, người Trung
Hoa bắt đầu xác lập cái ý tưởng vùng tranh chấp ở Biển Đông. Vào tháng 4/2012,
Trung Quốc đã phê chuẩn một dự án phát triển du lịch và đánh bắt cá ở Biển
Đông. Hải Nam – tỉnh cực nam Trung Quốc – tuyên bố nước này đã gửi một du thuyền
chở hàng ngàn du khách tới Biển Đông dưới sự hộ tống của các loại tàu bè nhằm
xác lập chủ quyền của Trung Quốc ở đây.
Bên cạnh đó, ở các vùng giáp ranh với Ấn Độ
cánh truyền thông của Trung Quốc được khuyến khích tới thăm và quân nhân Trung
Quốc đã thông báo cho họ về các vùng thuộc về họ nhưng hiện tại đang do Ấn Độ
kiểm soát. Tờ Thời báo Hoàn cầu của nhà nước Trung Quốc đã đăng tải các bài
viết với nội dung như vậy.
Để xác lập tính pháp lý, Trung Quốc giao cho
các học giả nước này tìm kiếm các bằng chứng lịch sử chứng minh rằng các vùng
thuộc vành đai ngoài của Trung Quốc là thuộc Trung Quốc. Trung Quốc có thái độ
hai mặt đối với các thỏa ước do các nước thực dân đưa ra. Mặc dù bác bỏ hiệp
định 1914 về biên giới giữa Ấn Độ và Tây Tạng, Trung Quốc lại khẳng định rằng
do Hiệp định Paris năm 1896 không trao bãi cạn Scarborough cho Philippines,
nên… bãi cạn này không thuộc về Philippines.
Xâm lấn trên thực địa, sẵn sàng giết người
Ngoài việc đưa ra các khái niệm, Trung Quốc
còn lựa chọn chính sách hung hăng hơn. Nước này bắt đầu chiếm các khu vực ở
ngoại biên nước này. Bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ và các khu vực thuộc bang
Jammu & Kashmir đang bị xâm lấn đều đặn.
Các cuộc xâm lấn của Trung Quốc có 3 xu hướng
mới: Thứ nhất, tần suất xâm nhập trong những lần gần đây đã gia tăng; thứ hai,
lượng quân Trung Quốc đi vào lãnh thổ Ấn Độ đã nhiều hơn; và thứ ba, thời gian
quân Trung Quốc ở lại trong lãnh thổ Ấn Độ cũng kéo dài thêm. Bên cạnh đó, máy
bay trực thăng cũng đều đặn xâm nhập lãnh thổ Ấn Độ.
Lính hải quân Trung Quốc |
Ở Biển Đông, sau nhiều năm, Trung Quốc đã
chiếm được nhiều đảo. Năm 1974, Trung Quốc giao chiến với chính phủ Việt Nam
Cộng hòa và cướp đoạt quần đảo Hoàng Sa bằng vũ lực. Năm 1988, nước này lại
đụng độ với Việt Nam ở quần đảo Trường Sa, giết hại bộ đội Việt Nam, rồi chiếm
bãi đá Gạc Ma.
Sau vụ đổ máu năm 1988, Trung Quốc tìm cơ hội
thích hợp để chiếm các đảo, bãi đá mà không cần phải đụng độ vũ trang. Năm
1995, Trung Quốc chiếm bãi đá Vành Khăn. Đến năm 2012, nước này lại gian xảo
chiếm bãi cạn Scarborough.
Trung Quốc đã tiến hành tập trận quân sự và
tuần tra trong khu vực đường 9 đoạn, củng cố các quân cảng ở Biển Đông.
Đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Trung Quốc
đã lập vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) và thường xuyên đưa tàu bè và máy bay
vào khu vực do Nhật Bản kiểm soát.
Như vậy ở tất cả các khu vực, Trung Quốc nhất
quán theo đuổi chính sách lấn chiếm từng bước theo kiểu “cắt lát”.
Các hành động nói trên của Trung Quốc đã vẽ ra
một chiều mới rất nghiêm trọng trong an ninh các nước là lân bang của Trung
Quốc. Đối với Ấn Độ, chiều này là ở mức nguy hiểm. Trung Quốc đang xây đường bộ
và đã có kế hoạch xây đường sắt nối Trung Quốc với cảng của Pakistan ở Ấn Độ
Dương. Biển Đông cũng được xem như một bàn đạp thiết yếu cho Trung Quốc tăng
cường hiện diện ở Ấn Độ Dương.
Năm 1984 người ta đã nhận ra kế hoạch của
người Trung Hoa muốn giành quyền kiểm soát đối với Ấn Độ Dương vì các toan tính
thương mại và chiến lược. Trung Quốc vẫn đeo đuổi kế hoạch đó một cách tỉ mỉ.
Nước này đã gây được ảnh hưởng ở Sri Lanka, Bangladesh và Myanmar. Chuỗi ngọc
trai đã được thiết lập.
Các nước càng nhún thì Trung Quốc càng lấn tới
Một câu hỏi là chúng ta phải phản ứng như thế
nào? Theo thời gian Trung Quốc đã sắm thêm vũ khí mới, củng cố lực lượng và phô
diễn khả năng dùng vũ lực để xác lập chủ quyền.
Một số chuyên gia chỉ ra rằng các nước láng
giềng không mạnh bằng Trung Quốc, do đó họ sẽ khó phản ứng với Trung Quốc. Điều
này đã được phản ánh trong chính sách một số nước đối với Trung Quốc.
Một số nước khác không yếu đến mức không thể
bảo vệ chủ quyền của mình. Điều này đặc biệt đúng với Ấn Độ và Nhật Bản. Nếu họ
thể hiện rõ quyết tâm thì Trung Quốc nhiều khả năng sẽ không dám gây chiến với
các nước đó. Họ nên từ bỏ cách tiếp cận thận trọng bởi vì Trung Quốc đang lợi
dụng thái độ này. Việc cộng đồng quốc tế và các nước liên quan thiếu sự phản
ứng mạnh mẽ đối với chiến lược cắt lát đang khuyến khích Trung Quốc lấn tới.
Thương mại với Trung Quốc đang theo hướng có
lợi cho Trung Quốc. Do vậy, Trung Quốc không thể sử dụng thương mại làm vũ khí,
nhưng các nước láng giềng và cộng đồng quốc tế thì lại có thể.
Nhà lãnh đạo tối cao TQ Tập Cận Bình khi tới thăm Hàn Quốc mới |
Trung Quốc đang đập tan thế cân bằng sức mạnh
địa chiến lược trong khu vực. Điều này sẽ làm tổn thương mọi quốc gia, và chỉ
có thể ngăn ngừa bằng việc duy trì hiện trạng.
Cộng đồng quốc tế cần hỗ trợ cho các nước láng
giềng với Trung Quốc xây dựng khả năng phòng thủ.
Liên quan đến chuyện tranh chấp lãnh thổ, Tổng
thống Philippines Benigno Aquino đã so sánh Trung Quốc với nước Đức Quốc xã –
điều này thật đáng chú ý. Ông Aquino kêu gọi các lãnh đạo thế giới không được
làm ngơ trước Trung Quốc với các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông giống như người
ta đã thỏa hiệp với Hitler trước Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Cộng đồng quốc tế cần tính đến bài học lịch sử
này và loại bỏ chính sách thỏa hiệp.
Tất cả các nước cần chỉ ra rằng vùng lõi của
Trung Quốc là những gì được phản ánh trong tấm bản đồ do bà Merkel trao tặng
cho ông Tập. Cả các nước láng giềng và cộng đồng quốc tế cần có phản ứng cứng
rắn đối với các xâm lấn của Trung Quốc. Ấn Độ cần xem xét lại chính sách của
mình đối với Tây Tạng và Đài Loan./.
Bài viết thể hiện quan điểm
của SD Pradhan, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hỗn hợp Ấn Độ, kiêm phó cố vấn an ninh
quốc gia.
Chủ quyền biển đảo (tổng hợp)
Theo: VOV
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét