Chính quyền Tổng thống Aquino đã
chuẩn bị cho những khả năng khác nhau, bao gồm cả khả năng xung đột với Trung
Quốc.
Tờ Inquirer ngày 21/7 đăng bài phân tích của
Chito Sta. Romana bình luận, sau khi quyết định đương đầu với Trung Quốc và bảo
vệ lợi ích quốc gia, Tổng thống Philippines Aquino và chính phủ của ông đang
phải đối mặt với thách thức ngày một khó khăn hơn, làm thế nào để đối phó với
thủ đoạn phản ứng ngược lại từ Trung Quốc.
Sau khi Bắc Kinh chiếm quyền kiểm soát bãi cạn
Scarborough của Philippines kể từ bế tắc năm 2012 và đàm phán song phương không
thể giải quyết vấn đề, Manila cuối cùng đã không còn lựa chọn nào khác ngoài
việc khởi kiện đường lưỡi bò và các hành vi hung hăng, vi phạm luật pháp quốc
tế của Trung Quốc trên Biển Đông.
Tuy nhiên Trung Quốc đã hiểu sai động thái này
như một hành động không thân thiện, một thách thức đối với yêu sách chủ quyền
(phi lý) của họ ở Biển Đông. Với ảnh hưởng sâu rộng của Nho giáo, dường như
Trung Quốc cảm nhận thấy dó là một sự xúc phạm hoặc chí ít là làm mất mặt Bắc
Kinh.
Cộng đồng quốc tế đã chứng kiến những chiêu
phản đòn của Trung Quốc trong năm qua, đầu tiên Trung Quốc đang tìm cách phong
tỏa, chặn đường tiếp viện của Philippines cho 1 tiểu đội thủy quân lục chiến
đang chốt giữ ngoài bãi Cỏ Mây (trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt
Nam – PV).
Thậm chí càng về sau mọi thứ càng trở nên tồi
tệ hơn khi người Trung Quốc bắt đầu công việc khai hoang bất hợp pháp để biến
đổi một số bãi đá, rặng san hô trong quần đảo Trường Sa thành đảo nhân tạo, một
thủ đoạn để khẳng định yêu sách chủ quyền lãnh thổ và lợi ích hàng hải (phi
pháp), làm suy yếu quá trình tố tụng.
Trung tường hợp này có thể hiểu rằng Trung
Quốc hoàn toàn có thể mở rộng công việc cải tạo bất hợp pháp trên bãi cạn
Scarborough, thậm chí là kéo giàn khoan 981 ra khu vực bãi Cỏ Rong khi họ đã
từng làm điều này trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
Chính quyền Tổng thống Aquino đã chuẩn bị cho
những khả năng khác nhau, bao gồm cả khả năng xung đột với Trung Quốc. Nhưng
nếu xem xét cẩn thận chính sách đối ngoại của Trung Quốc có thể thấy Manila và
Bắc Kinh không chỉ đang phải đối mặt với một cuộc xung đột vũ trang, mà thậm
chí còn là một cuộc chiến tranh lớn hơn.
Lãnh đạo Trung Quốc ông Tập Cận Bình đang hình
dung ra một “giấc mơ Trung Quốc”, để đạt được mục tiêu này Trung Quốc cần có
môi trường quốc tế hòa bình và ổn định và một cuộc chiến tranh sẽ ảnh hưởng xấu
đến hoạt động phát triển kinh tế của họ.
Nhưng ngay sau đó Trung Quốc lại hành xử theo
cách gây ra bao nghi ngờ và sợ hãi trong khu vực về ý định lâu dài của họ. Hành
vi của Trung Quốc bị thúc đẩy bởi quan điểm, “lợi ích cốt lõi và chủ quyền quốc
gia Trung Quốc ở Biển Đông đang bị thách thức”. Nó kích thích sự trỗi dậy của
chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc đang tìm cách vượt qua “1 thế kỷ bị xỉ nhục”.
Trong ngắn hạn, các hành vi của Trung Quốc
đang được thực hiện bởi nhu cầu chính trị và kinh tế của họ. Ông Tập Cận Bình
đang củng cố vị trí của mình và không thể đủ khả năng được xem như một nhà lãnh
đạo có thể quản lý tốt các vấn đề đối nội.
Nhưng sự thay đổi cán cân quyền lực đang diễn
ra ở châu Á giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ là những gì có thể làm phức tạp thêm tình
hình, kết quả là một cuộc cạnh tranh chiến lược tăng cường giữa một cường quốc
đang lên và một quyền lực thống trị.
Lo sợ trước hành vi hung hăng của Trung Quốc,
Philippines đã tăng cường quan hệ với Hoa Kỳ và Nhật Bản. Philippines cần được
chuẩn bị cho 1 giai đoạn khó khăn trong quan hệ với Trung Quốc trong khi chờ
đợi phán quyết của Tòa án Quốc tế về Luật Biển và phải đối phó với những đòn
phản ứng Trung Quốc đã điều chỉnh.
Ngay cả khi một chiến thắng pháp lý thuộc về
Philippines, Manila cũng phải được chuẩn bị đương đầu với một giai đoạn khó
khăn hơn. Cuối cùng, thách thức đối với Tổng thống Aquino là việc giữ gìn lợi
ích quốc gia lâu dài và đảm bảo rằng “giấc mơ Trung Hoa” của Tập Cận Bình sẽ
không trở thành một cơn ác mộng của Philippines.
Chủ quyền biển đảo (tổng hợp)
Theo: Giaoduc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét