Trung Quốc theo đuổi giải pháp giải quyết tranh chấp trên
biển theo xu hướng đàm phán với từng nước riêng lẻ.
Trong chiến lược trên Biển Đông, bên cạnh hình thức bạo lực,
Trung Quốc luôn luôn sử dụng phương tiện truyền thông như một vũ khí đắc lực
nhằm giành được sự công nhận trên thực tế.
Áp
đặt truyền thông
Theo các nhà phân tích quốc tế, dùng truyền thông, Trung
Quốc vừa có thể làm dịu dư luận trong nước, vừa gây ảnh hưởng có lợi cho mình
đối với dư luận quốc tế.
Nhưng điều này không thể xóa bỏ được sự thật.
![]() |
Trung Quốc đang tiến hành xây dựng trái
phép ở Trường Sa
|
Nhà nghiên cứu Lê Hồng Thọ nhấn mạnh: “Trung Quốc hiện nay
đang cố gắng dùng lời lẽ ngọt ngào trong đàm phán ngoại giao, với những thông
điệp rất êm tai, nhưng bên trong và hành động thực tế hoàn toàn trái ngược, áp
đặt “một chiều” và răn đe thô bạo kiểu Trung Quốc.
Như vậy lòng tin của Trung Quốc đối với các nước láng giềng
và các nước trên thế giới đang bị lung lay bởi những mưu đồ chính trị mới của
nước này thông qua cả truyền thông.
Chúng ta hãy điểm lại một số hành động mà Trung Quốc đã dùng
truyền thông làm lạc hướng dư luận: Ngày 16/9/2004, các phương tiện thông tin
đại chúng của Trung Quốc đồng loạt đưa tin việc Trung Quốc quyết định tổ chức
tuyến du lịch ra quần đảo Hoàng Sa (đảo Phú Lâm và các đảo lân cận). Đồng thời,
Trung Quốc cũng phản ứng mạnh mẽ việc Việt Nam về các hoạt động trên quần đảo
Trường Sa.
Theo Tạp chí Tinh đảo Hoàn cầu của Trung Quốc ra ngày
4/3/2009, năm 1998, Trung Quốc cho thành lập Tổng đội Giám sát biển với quân số
8.000 người, đến 2008, lập Phân đội chấp pháp giám sát biển Nam Hải.
Đặc biệt trong vụ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981
trong Vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, truyền thông Trung Quốc không những
không phản ánh đúng sự thật mà còn cho rằng phía Việt Nam đã dùng tàu đâm, va
vào các tàu của Trung Quốc. Khi bị yêu cầu cung cấp bằng chứng, Trung Quốc đã
không đưa ra được chứng cứ nào.
Không những thế, Trung Quốc còn đưa những thông tin sai lệch
về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa trên bản đồ trực tuyến
Google Maps.
Về vấn đề này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng
định: “Việt Nam khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa. Các thông tin không phản ánh đúng điều này là sai trái và vô
giá trị. Chúng tôi sẵn sàng chia sẻ với các nhà xuất bản, các công ty in
ấn những tài liệu, bản đồ và dữ liệu chính xác về chủ quyền của Việt Nam
ở Biển Đông”.
Bên cạnh đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Google
nêu quan điểm của phía Việt Nam về việc từ khóa trên bản đồ của Google Maps thể
hiện sai về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Google đã sửa chữa những lỗi này.
Như vậy, Trung Quốc không từ bất kỳ thủ đoạn nào để thực
hiện bằng được hành động phi pháp của mình.
Tăng
cường các hoạt động pháp lý, thực tế
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Việt Long trong cuốn “Lẽ phải
luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa thì Trung Quốc
đẩy mạnh các hoạt động pháp lý nhằm củng cố yêu sách chủ quyền trên các đảo
thuộc quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Trong nghị quyết Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khóa
VII của Trung Quốc ngày 13/4/1988 về việc thành lập tỉnh Hải Nam bao gồm các
đảo và bãi đá ngầm thuộc vùng biển của đảo Tây Sa và Nam Sa; Luật về vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ngày
26/6/1998; Luật quản lý và sử dụng các vùng biển của nước Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa ngày 2/10/2001; Qui định về việc quản lý, bảo vệ và sử dụng các đảo
không có người ở tháng/7/2003; “Cương yếu quy hoạch phát triển sự nghiệp hải dương
quốc gia 2008-2020” với mục tiêu xây dựng chiến lược dùng kinh tế biển để phát
triển Trung Quốc, bảo vệ quyền lợi biển của Trung Quốc…tất cả những văn bản này
Trung Quốc đều có mưu đồ dùng vũ lực để giành lại các đảo mà họ cho là bị “nước
ngoài chiếm đóng”.
Cũng theo nhà nghiên cứu Nguyễn Việt Long, để hiện thực hóa
những văn bản trên, Trung Quốc từ năm 1999 đến nay, hàng năm cứ vào khoảng thời
gian từ ngày 1/6-1/8 ra lệnh cấm đánh bắt cá từ 12 độ vĩ Bắc trở lên.
Từ ngày 27/9-8/10/2004, Trung Quốc tiến hành tập trận tại
Biển Đông. Khu vực tập trận bao gồm cửa Vịnh Bắc Bộ, quần đảo Hoàng Sa và một
phần nằm trong vùng biển thuộc phạm vi 200 hải lý của Việt Nam.
Ngày 7/11/2004, Trung Quốc đưa giàn khoan KANTAN-03 vào khu
vực Vịnh Bắc Bộ, vượt quá đường trung tuyến. Riêng các hoạt động tập trận, đưa
tàu khoan vào vùng biển Việt Nam liên tục được lặp lại những năm tiếp theo như
tàu Nordic Explore tháng 7/2005, tàu Nam Hải 3 tháng 4/2007.
![]() |
Một cuộc tập trận của Hải quân Trung
Quốc
|
Tháng 4/2007, Trung Quốc gọi thầu 22 lô dầu khí trong Biển
Đông, đồng thời yêu cầu các nhà thầu quốc tế đang có hoạt động thăm dò khai
thác dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam chấm dứt các hoạt động làm ăn hợp pháp
của họ với Việt Nam. Tháng 11/2007 có tin Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa
bao gồm Hoàng Sa, Trung Sa và Trường Sa trực thuộc tỉnh Hải Nam.
Tháng 3/2009, Trung Quốc loan báo việc cho phép Công ty Du
lịch quốc tế Châu Giang tại đảo Hải Nam mở tuyến đưa du khách tới đảo Phú Lâm,
thuộc quần đảo Hoàng Sa đã bị Bắc Kinh chiếm đóng từ năm 1974.
Bên cạnh đó, Trung Quốc đẩy mạnh xây dựng lực lượng hải quân
“biển xanh”, xây dựng căn cứ tàu ngầm nguyên tử tại Hải Nam, đẩy mạnh chương
trình đóng tàu sân bay, thậm chí đề nghị chia đôi Thái Bình Dương giữa hải quân
Trung Quốc và Mỹ, trong đó Biển Đông sẽ hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của hải
quân Trung Quốc.
Những hành động trên của Trung Quốc chứng tỏ một điều Trung
Quốc luôn luôn thường trực ý đồ thâu tóm Biển Đông, bất chấp luật pháp quốc tế,
quyền chủ quyền của các nước khác.
Việt Nam một mặt khẳng định quyền chủ quyền đối với quần đảo
Hoàng Sa, Trường Sa, một mặt khẳng định lập trường giải quyết các tranh chấp
trên biển bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng độc lập và chủ quyền
của nhau, phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là Công ước của
Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển
Đông năm 2002 nhằm tăng cường tình hữu nghị, hợp tác và duy trì ổn định trên
Biển Đông.
Điều 5 của bản Tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng
đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam được Việt Nam thông qua ngày
12/5/1977 nêu rõ ràng rằng hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa có lãnh hải, vùng
đặc quyền kinh tế riêng.
Trung Quốc không thể coi pháp luật quốc tế là một thứ không
cần phải theo.
Xây
đảo, tạo thế trên bàn thương lượng
Phóng viên Rupert Wingfield-Hayes của BBC đã thực hiện
chuyến tác nghiệp trên tàu cá Phillipines để tìm hiểu các cáo buộc đối với
Trung Quốc về hành vi cải tạo các bãi đá ngầm, xây đảo trái phép tại Biển Đông.
Trong bài phóng sự “Nhà máy tạo đảo của Trung Quốc” đăng
trên BBC ngày 9/9, nhà báo Hayes cho biết, khi tàu cá tới khu vực được gọi là
bãi đá ngầm Nam Johnson (khu vực đảo Gạc Ma thuộc chủ quyền Việt Nam), anh đã
nhìn thấy một hòn đảo lạ tại đây dù thiết bị định vị GPS chỉ ra rằng, đây chỉ
là một rạn san hô ngập nước.
Trên thực tế, Trung Quốc đã có hành vi cải tạo đất quy mô
lớn tại khu vực này từ tháng 1/2014. Hàng triệu tấn đất cát đã được nạo vét từ
đáy biển để đắp lên các rạn san hô, tạo thành một đảo mới.
Trung Quốc đã liên tục tăng cường sự xuất hiện tại quần đảo
Hoàng Sa khi xây dựng các đồn trú, lô cốt bê tông trên các phần trên của đảo
san hô.
Tới nay, Trung Quốc đang tiến hành xây dựng đảo mới tại
nhiều rạn san hô khác nhau.
Thông tin nhận định rằng, Trung Quốc dường như đang chuẩn bị
xây dựng một căn cứ không quân với một đường băng bê tông đủ dài để máy bay
chiến đấu cất cánh và tiếp đất.
Ngoài ra, dự án lấp biển xây đảo trên bãi đá Chữ Thập thuộc
quần đảo Trường Sa của Việt Nam là một trong số những dự án mà Trung Quốc thực
hiện nhiều tháng qua.
![]() |
Khu vực thi công trái phép của Trung
Quốc tại khu vực đảo Gạc Ma
|
Bắc Kinh còn điều tàu tuần tra tại khu vực tranh chấp với
Manila và hồi tháng 5 triển khai trái phép giàn khoan nước sâu vào sâu trong thềm
lục địa, vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.
Theo Tuần san Quốc phòng IHS Jane’s, việc xây đảo nhân tạo
tại Đá Chữ Thập là dự án thứ 4 thực hiện ở Trường Sa của Trung Quốc trong vòng
12-18 tháng qua, nhưng là dự án quy mô lớn nhất. Động thái này được cho là để
các nước láng giềng từ bỏ việc tuyên bố chủ quyền đối với khu vực đang tranh
chấp này, đồng thời để tạo lợi thế cho Bắc Kinh trên bàn thương lượng.
Mỹ đã nhiều lần kêu gọi Trung Quốc cùng các nước trong khu
vực giải quyết tranh chấp thông qua các giải pháp hòa bình, không ép buộc nhau,
đồng thời kêu gọi Bắc Kinh tiến tới xây dựng bộ quy tắc ứng xử đa phương trên
biển để xoa dịu căng thẳng.
Tuy nhiên, Bắc Kinh luôn bác bỏ lời đề nghị Washington giải
quyết tranh chấp đồng thời với tất cả các bên để ngăn chặn căng thẳng “leo
thang”. Trung Quốc theo đuổi giải pháp giải quyết tranh chấp trên biển theo xu
hướng đàm phán với từng nước riêng lẻ, chứ không muốn đưa tranh chấp ra bàn đàm
phán đa phương.
Các chuyên gia phân tích quốc tế cho rằng việc cải tạo, xây
dựng các đảo của Trung Quốc trên Biển Đông là nhằm mục đích quân sự, đặc biệt
là việc xây dựng một đường băng, để làm nền tảng thiết lập vùng nhận dạng phòng
không trên Biển Đông.
Trong một phát biểu mới đây, Ngoại trưởng Philipines Anbert
del Rosario nhấn mạnh chính sách này của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ đe dọa đến
an ninh và ổn định của khu vực. Ông cũng lý giải các hành động vội vã này của
Trung Quốc là vì muốn các công trình trên Biển Đông được hoàn thành trước khi
các bên thống nhất được Bộ Quy tắc ứng xử giữa các bên trên Biển Đông
(COC)./.
Nguồn: VOV
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét