Trung Quốc đang mở rộng các tiền
đồn ở Biển Đông, trong đó có cả căn cứ cho tàu và những sân bay tiềm năng như
một phần của nỗ lực “hung hăng” nhằm tranh giành chủ quyền, người đứng đầu cơ
quan tình báo Mỹ (hôm 26/2) đã tố cáo như vậy.
![]() |
Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Mỹ - ông James Clapper |
Giám
đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Mỹ - ông James Clapper đã có phiên điều trần tại
Uỷ ban Quân vụ Thượng viện về những mối đe doạ trên khắp toàn cầu. Phát biểu
tại phiên điều trần này, ông Clapper cho biết: “Mặc dù Trung Quốc đang tìm kiếm
những mối quan hệ ổn định với Mỹ nhưng cường quốc Châu Á sẵn sàng chấp nhận sự
căng thẳng khu vực và song phương để theo đuổi lợi ích riêng của mình, cụ thể
là trong các vấn đề chủ quyền hàng hải. Ông Clapper đã thẳng thừng miêu tả
những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông theo cái gọi là đường 9 đoạn
hay con gọi là đường lưỡi bò là “quá đáng”.
Theo
yêu sách đường lưỡi bò nói trên, Trung Quốc công khai đòi chủ quyền đến hơn 80%
Biển Đông.
Những
phát biểu được Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Mỹ đưa ra tại phiên điều trần
ngày hôm qua đã cho thấy rõ nỗi quan ngại của Mỹ về các hoạt động bồi đắp làm
thay đổi hiện trạng ở Biển Đông của Trung Quốc. Những bước đi như vậy của Bắc
Kinh có thể thổi bùng ngọn lửa căng thẳng trong quan hệ giữa Trung Quốc và các
nước láng giềng đang có tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở khu vực Biển Đông.
Mỹ
không phải là một bên có tranh chấp ở Biển Đông và Mỹ cũng luôn khẳng định
không đứng về bên nào trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông giữa Trung Quốc với
các nước láng giềng xung quanh. Tuy nhiên, Washington nhấn mạnh, nước này có
lợi ích quốc gia ở Biển Đông và sẽ kiên quyết bảo vệ sự tự do đi lại và tự do
giao thương ở khu vực này. Mỹ kêu gọi các bên đàm phán để nhanh chóng ký kết
được một Bộ Quy tắc Ứng xử chính thức ở Biển Đông.
Mỹ
cũng kêu gọi các bên ngừng có hành động khiêu khích ở Biển Đông, ám chỉ đến
Trung Quốc. Đáp lại, Trung Quốc thẳng thừng bác bỏ sự tham gia của Mỹ vào các
cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải của họ ở Biển Đông. Bắc Kinh liên tục kêu
gọi siêu cường số 1 thế giới tránh xa Biển Đông.
Thượng
nghị sĩ Mỹ John McCain – Chủ tịch Uỷ ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, đã trưng ra
một loạt hình ảnh vệ tinh cho thấy sự mở rộng của Trung Quốc ở bãi Đá Gaven
thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong năm qua. Theo ông McCain, sự mở
rộng trên cho thể cho phép Trung Quốc triển khai vũ khí, trong đó có cả vũ khí
phòng không và các năng lực khác.
Trong
khi đó, Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Mỹ Clapper nói rằng, Trung Quốc vẫn
đang trong quá trình xây dựng nên vì thế không rõ loại vũ khí gì hay lực lượng
nào nước này có ý định triển khai ở đó. Tuy nhiên, ông Clapper nhấn mạnh, những
hành động như vậy của Trung Quốc trong vòng một năm rưỡi qua cùng với hành động
ngang nhiên đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào hạ đặt trái phép trong vùng biển
của Việt Nam, là một “xu hướng đáng lo ngại”.
Biển
Đông đang là nơi chứng kiến những cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải gay gắt
giữa Trung Quốc với 4 quốc gia Đông Nam Á gồm Philippines, Việt Nam, Brunei,
Malaysia, và Vùng lãnh thổ Đài Loan.
Biển
Đông là một trong những vùng biển quan trọng nhất thế giới bởi nó chứa các
tuyến đường vận chuyển sống còn. Đồng thời Biển Đông còn được cho là chứa đựng
một trữ lượng tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn, đặc biệt là dầu mỏ. Chính vì thế,
Trung Quốc có tham vọng độc chiếm Biển Đông. Trong những năm gần đây, Trung
Quốc có nhiều hành động quyết liệt và hung hăng nhằm thực hiện tham vọng của
họ. Hành động của Trung Quốc liên tục gây sóng gió trong khu vực, khiến nhiều
người lo ngại xung đột vũ trang có thể bùng phát bất kỳ lúc nào ở Biển Đông.
Đây là điều mà không chỉ các nước trong khu vực mà rất nhiều cường quốc và cộng
đồng thế giới quan ngại sâu sắc và kịch liệt phản đối.
Trung
Quốc phản pháo cáo buộc của Mỹ ở Biển Đông
Trung
Quốc hôm nay (27/2) đã nhanh chóng có phản ứng trước những cáo buộc
trên của Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Mỹ James Clapper.
Trung
Quốc bác bỏ cáo buộc của Mỹ cho rằng nước này “đã mở rộng các tiền đồn ở Biển
Đông”, nói rằng hành động của họ “ở trong vùng lãnh thổ của riêng họ là hợp
pháp và chính đáng”. Và một lần nữa Bắc Kinh lại thể hiện sự tức giận khi kêu
gọi Mỹ tránh xa Biển Đông.
"Trung
Quốc đã thể hiện một thái độ kiềm chế và có trách nhiệm ở Biển Đông. Những nước
bên ngoài không có quyền đưa ra những cáo buộc vô căn cứ”, phát ngôn viên ngoại
giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã nói như vậy tại một cuộc họp báo định kỳ diễn ra
ngày hôm nay.
Ông
Hồng Lỗi kêu gọi Mỹ tôn trọng các cam kết, thận trọng trong lời nói và hành
động đồng thời có nhiều việc làm để đóng góp hơn cho mối quan hệ Trung Quốc-Mỹ
cũng như cho hòa bình và sự ổn định khu vực.
Trên
thực tế, hoạt động bồi đắp thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông của Trung Quốc
hiện nay là rõ ràng và nó đang gây ra sự lo ngại, bất bình rất lớn trong khu
vực, đặc biệt là với các nước láng giềng có tranh chấp ở Biển Đông.
Hồi
cuối năm ngoái, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng phát biểu tại Phiên thảo luận
toàn thể, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 25, rằng tình hình Biển Đông vẫn tiếp
tục phức tạp, trong đó có việc bồi đắp quy mô lớn, làm thay đổi căn bản cấu
trúc của nhiều đảo đá, bãi ngầm. Những việc làm này trái với quy định của Tuyên
bố DOC.
Cũng
vào cuối năm ngoái, nhiều học giả quốc tế tham gia Hội thảo khoa học quốc tế về
Biển Đông ở thành phố Đà Nẵng đã cảnh báo, việc Trung Quốc mở rộng bồi đắp quy
mô lớn các bãi đá ở Trường Sa sẽ làm “thay đổi cuộc chơi”, làm gia tăng yêu
sách, gia tăng cạnh tranh nước lớn và nguy cơ xung đột tiềm tàng ở Biển Đông.
Hồi
đầu năm nay, Philippines cũng đã lên án gay gắt Trung Quốc về việc mở
rộng hoạt động bồi đắp đảo trên Biển Đông. Thứ trưởng Quốc phòng Philippines
Pio Lorenzo Batino mô tả hoạt động bồi đắp đảo của Trung Quốc là “rất nghiêm
trọng”, vi phạm thỏa thuận của các nước trong khu vực về việc không xây dựng
cấu trúc mới trên Biển Đông.
“Đây
không phải là hành động có lợi để tìm hướng giải quyết tranh chấp. Rõ ràng đây
không phải là ví dụ hình mẫu của sự kiềm chế” - Thứ trưởng Batino nhấn mạnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét