Theo chuyên gia phân tích, việc TQ công khai mục tiêu cải tạo đảo ở Trường
Sa của Việt Nam là không phù hợp, thậm chí là ngang ngược.
Xung quanh việc Trung
Quốc công khai mục tiêu cải tạo đá ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, chiều
ngày 14/4, chia sẻ với báo Đất Việt, TS. Trần Việt Thái - Phó Viện trưởng Viện
Nghiên cứu Chiến lược, Bộ Ngoại giao cho biết:
Ngày 9/4 vừa qua, trong cuộc trả lời phỏng
vấn tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, người phát ngôn
Hoa Xuân Oánh có trả lời câu hỏi của phóng viên, trong đó có ý nêu việc cải tạo
đá ở Trường Sa là nhằm mục đích quân sự.![]() |
Bà
Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ
|
Liên quan đến phát biểu này, tôi có 3 bình
luận như sau:
Thứ nhất, thời điểm Trung Quốc
đưa ra tuyên bố như vậy là rất không phù hợp, thậm chí là ngang ngược bởi đây
là thời điểm tăng cường ngoại giao quan hệ Việt-Trung.
Thứ hai, cách nói của Trung Quốc rất khôn khéo, họ đề
cập đến nhiều vấn đề như các công trình của Trung Quốc trên biển Đông sẽ đáp
ứng các nhu cầu về dân sự bên cạnh đó là việc thỏa mãn nhu cầu quốc phòng cần
thiết của họ.
Trước đây, khi chiếm đá
Vành Khăn, Trung Quốc cũng nói rằng họ chỉ làm các cơ sở trú ẩn tạm thời cho
ngư dân, trong đó có cả ngư dân của các nước khu vực, nhưng thực tế đến nay cho
thấy những gì đang diễn ra ở Vành Khăn hoàn toàn không phải như vậy. Ngư dân
các nước trong khu vực không thể tiếp cận được các cơ sở này, thậm chí còn bị
xua đuổi, đánh đập.
Nói cách khác, họ dùng các mục tiêu dân sự
để che đậy mục đích sâu xa bên trong và cố tìm cách làm giảm nhẹ mối lo ngại
của các nước khu vực.
Thứ ba, phát biểu này đi ngược lại với những thỏa
thuận, cam kết mà Trung Quốc đã ký kết với Việt Nam nói riêng và ASEAN nói
chung, nhất là Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC).
Hơn thế nữa, đây lại là thời điểm chuẩn bị
diễn ra ra Hội nghị cấp cao ASEAN (cuối tháng 4), cũng là thời điểm tòa án về
luật biển đang đi những bước cuối cùng để chuẩn bị ra tuyên bố về thẩm quyền
của tòa trong vụ kiện của Philippines.
Ông Thái nói thêm: "Việc Trung Quốc cải
tạo đảo đã bị nhiều nước trong khu vực và trên thế giới phản đối vì nó phá vỡ
nguyên trạng, vi phạm DOC và vi phạm luật pháp quốc tế.
Về phía Trung Quốc, trước đó họ còn úp úp mở
mở vì còn ngại phản ứng của cộng đồng quốc tế, nhưng nay thì hai năm rõ mười cả
rồi. Họ thách thức dư luận quốc tế.
Việc cải tạo đá, theo đánh giá của giới chuyên
gia, tại 6/7 điểm đã bước vào giai đoạn cuối và chuẩn bị chuyển sang giai đoạn
bố trí trang thiết bị trên các đảo nhân tạo này.
Từ những điều này, có thể thấy rằng, Trung
Quốc thực chất là muốn “đánh úp luật pháp quốc tế”, chỉ trong thời gian ngắn
hoàn thành ý đồ của mình trước khi tòa án luật biển ra phán quyết nhằm tạo ra
một sự đã rồi ở biển Đông."
TQ muốn kiểm soát hoàn toàn biển Đông
Nói về mục đích của Trung Quốc trong việc
công khai mục tiêu cải tạo đá ở Trường Sa, ông Thái cho biết: "Trên thực
tế đã có nhiều dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang biến một phần khu vực họ cải
tạo thành khu vực quân sự, hoặc lưỡng dụng.
Nhiều khả năng họ sẽ chỉ định một vài khu vực
nào đó để phục vụ các hoạt động dân sự, nhưng cũng chủ yếu là phục vụ nhu cầu
của Trung Quốc mà thôi. Tàu bè các nước sẽ khó có thể tiếp cận các khu vực này.
Tuy nhiên, cho dù là mục đích gì đi chăng nữa
thì tới đây tình hình khu vực sẽ diễn biến rất phức tạp. Chẳng hạn, sau này khi
đã hoàn thành các công trình trên biển, Trung Quốc có thể tùy cơ gia tăng các
hoạt động quân sự, bán quân sự như tăng tần suất ra vào khu vực của các máy bay
trinh sát, tàu hải quân, hải giám… của Trung Quốc.
Còn về mặt dân sự, khi họ có các cơ sở hậu cần
nghề cá, cung cấp dịch vụ tránh bão thì về lâu dài số lượng tàu bè dân sự, tàu
bè ngư dân Trung Quốc sẽ xuống khu vực này ngày càng tăng. Với phương thức đánh
bắt tận diệt như hiện nay thì nguy cơ nguồn lợi thủy hải sản ở biển Đông sẽ cạn
kiệt rất nhanh chóng".
![]() |
Hình ảnh chụp từ vệ tinh ngày 1/2/2015 cho thấy các tàu Trung Quốc bồi cát phi pháp tại đá Vành Khăn |
Theo ông Thái:
"Quan điểm, lập trường của Việt Nam rất rõ trong vấn đề biển Đông, như bóc
tách thành nhiều vấn đề: vấn đề song phương thì giải quyết song phương; những
vấn đề gì liên quan đến nhiều bên thì phải tham vấn các bên liên quan; những
vấn đề gì về an ninh, an toàn hàng hải thì các bên liên quan phải có tiếng nói;
còn đường lưỡi bò là không thể chấp nhận được vì đường lưỡi bò không có cơ sở
pháp lý, không có hệ tọa độ rõ ràng, không được ai công nhận thì chúng ta phải
đấu tranh, kiên quyết đấu tranh trên cơ sở hòa bình, dựa trên luật pháp quốc
tế.
Riêng việc Trung Quốc
cải tạo đá ở Trường Sa, chúng ta đã nhiều lần đấu tranh bằng nhiều hình thức
khác nhau, tuy nhiên Trung Quốc vẫn kiên quyết không từ bỏ. Đây sẽ là một cuộc
đấu tranh lâu dài, phức tap."
Nguồn: baodatviet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét