Trong cuộc họp báo hôm
25/6, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius khẳng định việc đổ cát bồi lấp các rạn
san hô trên Biển Đông không làm nên chủ quyền của quốc gia thực hiện.
![]() |
Đại sứ Mỹ Ted Osius trong cuộc họp báo chiều 25/6 tại tư dinh |
Chiều 25/6, Đại sứ Osius tổ
chức họp báo bàn tròn tại tư dinh ở Hà Nội. Cuộc họp báo diễn ra trong bối cảnh
Việt Nam và Mỹ chuẩn bị kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao.
Mỹ trước sau như một ở Biển
Đông
Trả lời câu hỏi của các
phóng viên về việc Washington và Bắc Kinh đạt được một số thỏa thuận tại Đối
thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ - Trung (S&ED) gây ảnh hưởng như thế nào tới
chính sách của Mỹ ở Biển Đông, Đại sứ Osius khẳng định quan điểm của Mỹ về Biển
Đông là bất biến.
“Quan điểm của chúng tôi là
tôn trọng quyền đi lại và tự do thương mại trên biển. Thực chất, đây là quan
điểm được hình thành từ khi nước Mỹ giành độc lập và xuyên suốt hơn 2 thế kỷ
qua. Chúng tôi luôn kêu gọi các nước tranh chấp không có các hành động khiêu
khích, dùng vũ lực hay các biện pháp đơn phương”, ông Osius nói.
Đại sứ Mỹ tái khẳng định
Washington không ủng hộ tuyên bố chủ quyền của bên nào, nhưng nhắc nhở các bên
liên quan cần giải quyết vấn đề theo luật pháp quốc tế thông qua con đường
ngoại giao mà không sử dụng các biện pháp chèn ép hoặc đe dọa.
“Chúng ta không thể tạo nên
chủ quyền bằng cách đổ cát xuống một khu vực nào đó. Chúng tôi tiếp tục ủng hộ
nỗ lực của các nước ASEAN để hoàn thiện Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông
(COC)”, ông Osius nói.
Tổng bí thư Nguyễn Phú
Trọng thăm Mỹ
Trong cuộc họp báo thường
kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 25/6, Người phát ngôn Lê Hải Bình cho biết, chuyến
thăm Mỹ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vào đầu tháng 7 là sự kiện quan trọng
trong quan hệ Việt - Mỹ sau hai thập niên bình thường hóa quan hệ.
Nói về sự kiện này, Đại sứ
Osius cho biết: "Đây sẽ là lần đầu tiên Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam
thăm Mỹ. Giới chức Mỹ coi đây là cơ hội quan trọng để nói về những thành tựu
của quá trình hợp tác Việt - Mỹ trong 20 năm qua cũng như những mục tiêu trong
20 năm tới.
Theo tôi dự đoán, hai bên
sẽ bàn thảo các vấn đề bao gồm chính trị, ngoại giao, an ninh, kinh tế, thương
mại, môi trường, giáo dục, y tế và quan hệ giữa nhân dân hai nước. Những vấn đề
quan trọng nhất cũng sẽ được bàn thảo trong chuyến thăm lần này.
Tôi tin rằng ngài Tổng bí
thư sẽ đi cùng với đoàn tháp tùng hùng hậu để làm việc với các đối tác Mỹ về
tất cả các lĩnh vực trong mối quan hệ toàn diện giữa hai nước. Và chúng tôi
trông đợi đây sẽ là chuyến thăm lịch sử nhằm vạch ra tầm nhìn chung của hai
nước trong tương lai".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét