Ngày 1/5/2014, Trung Quốc đã ngang nhiên đưa “tàu sân bay khoan
dầu” HD 981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Theo các chuyên
gia, đây là hành động nhằm thực hiện dã tâm độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc
theo 6 bước.
Chỗ mà giàn khoan HD 981 đang neo đậu nằm cách
đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) khoảng 17 hải lý về phía Nam
và cách đảo Lý Sơn về phía Đông khoảng 119 hải lý.
Giàn khoan HD 981 của Trung Quốc đặt trái phép tại vùng biển Việt Nam |
Đảo Tri Tôn nằm trong vùng đảo Hoàng Sa mà
Trung Quốc đã dùng vũ lực cưỡng chiếm của Việt Nam và chiếm đóng trái phép
(Việt Nam vẫn trước sau như một tuyên bố chủ quyền không thể tranh cãi với tất
cả các đảo này).
Trung Quốc cho rằng họ có chủ quyền với Tri
Tôn/Hoàng Sa (của Việt Nam) nên có quyền chủ quyền với vùng lãnh hải 12 hải lý
xung quanh và đang nỗ lực nới rộng 200 hải lý xung quanh cụm đảo thuộc Hoàng Sa
của Việt Nam ra thành vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc.
Theo ý kiến đánh giá của các chuyên gia luật
biển quốc tế, việc hung hăng “dọa” sẽ chọc vòi khoan của HD 981 xuống vùng này
là để bằng mọi cách hợp thức hóa vùng đảo đi ăn cướp, rồi hợp thức hoá luôn
“lãnh hải” và “đặc quyền kinh tế” của vùng này.
Cần phải nhấn mạnh rằng Tri Tôn vốn là bãi đá
ngầm chứ không phải là đảo, càng không phải là đảo phù hợp cho người ở cho nên
dù có trắng trợn ăn cướp và tuyên bố chủ quyền ăn cướp, Trung Quốc cũng không
có quyền chủ quyền và quyền tài phán ở vùng này. Nhất là khi nó lại đang “chồng
lấn” vào vùng đặc quyền kinh tế đương nhiên không thể tranh cãi của Việt Nam
(nếu theo lý sự cùn về “chủ quyền ăn cướp” mà Trung Quốc tạm thời đang nắm giữ
bất hợp pháp).
Tức là, bằng việc chọc vòi khoan của HD 981
xuống vùng biển gần Tri Tôn, Trung Quốc sẽ hiện thực hóa được các ý đồ theo bậc
thang từ cao xuống thấp như sau:
1- Cố gắng liên kết các đảo/bãi đá thuộc vùng đảo Hoàng Sa vào
thành một cụm (trong khi các điều kiện tự nhiên, địa lý không cho phép làm
vậy). Để từ đó coi “cả cụm” Hoàng Sa thuộc chủ quyền Trung Quốc.
2- Khi xác lập chủ quyền “cả cụm” như vậy, Trung Quốc sẽ tiến
tới “đớp” luôn 12 hải lý xung quanh làm lãnh hải cho “cụm đảo Hoàng Sa”.
3- Tiếp đó, Trung Quốc cướp luôn 188 hải lý bên ngoài thành “Đặc
quyền kinh tế” của mình.
4- Hợp thức hoá vùng đảo đi ăn cướp trở thành chủ quyền hợp
pháp. Qua đó hô biến vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam (và các nước
khác) biến thành vùng chồng lấn và tranh chấp.
5- Khi liên kết được các đảo/bãi đá ở vùng Hoàng Sa thành “một
cụm” Hoàng Sa, chắc chắn Trung Quốc sẽ làm tương tự với Trường Sa, vì nước này
đã chiếm nhiều đảo/bãi đá của Việt Nam ở vùng Trường Sa. Trung Quốc sẽ mở rộng
lãnh hải, đặc quyền kinh tế ở “cụm Trường Sa” và dựa vào đó để lấn chiếm về mặt
kinh tế, sau đó là về mặt lãnh hải với các đảo mà Việt Nam hiện đang quản lý và
tuyên bố chủ quyền ở vùng Trường Sa.
6- Hợp thức hoá đường lưỡi bò 9 đoạn và liếm trọn Biển Đông.
Tại cuộc họp báo quốc tế về việc Trung Quốc hạ
đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam chiều ngày 7/5 tại Hà Nội,
Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) Đỗ Văn Hậu khẳng định, khu vực
Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép chưa có phát hiện thương mại nào có thể
khai thác dầu khí.
Điều này càng chứng tỏ rằng việc Trung Quốc
kéo “tàu sân bay khoan dầu” HD 981 vào vùng chủ quyền của Việt Nam là nhằm thực
hiện dã tâm chiếm toàn bộ Biển Đông.
Chủ quyền biển đảo (tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét