Quân đội Việt-Trung
phải hết sức kiềm chế, không để có những hành động ngoài tầm kiểm soát - Bộ
trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh phát biểu tại phiên toàn thể Đối thoại
Shangri-La ở Singapore sáng 31/5.
>> Thủ tướng Nhật Bản tuyên bố ủng hộ mạnh mẽ Việt Nam và Philippines
>> Thủ tướng Nhật Bản tuyên bố ủng hộ mạnh mẽ Việt Nam và Philippines
Bộ trưởng Quốc phòng Phùng
Quang Thanh phát biểu tại phiên họp Đối thoại Shangri-La 13 |
Mở đầu bài phát biểu, Bộ trưởng Quốc phòng VN bày tỏ sự đánh
giá cao thông điệp về "chính sách hòa bình tích cực" của Nhật Bản
được Thủ tướng Shinzo Abe trình bày tối hôm trước.
Ông nhắc lại, cũng tại Diễn đàn này năm ngoái, Thủ tướng VN
Nguyễn Tấn Dũng đã chuyển tới cộng đồng quốc tế một thông điệp về lòng tin chiến lược.
"Sau một năm nhìn lại, chúng ta thấy thế giới và khu
vực vẫn còn nhiều căng thẳng và tiềm ẩn các nguy cơ xung đột, hoặc chiến tranh
như chúng ta đang chứng kiến hàng ngày, hàng giờ qua các phương tiện truyền
thông đại chúng. Chính vì vậy, xây dựng lòng tin vẫn đang là vấn đề cấp thiết
hơn bao giờ hết đối với tình hình thế giới và khu vực hiện nay.
Quản lý căng thẳng chiến lược là vấn đề hệ trọng, liên quan
đến hòa bình, ổn định và phát triển của các nước, khu vực và thế giới, phù hợp
với nguyện vọng chung của cộng đồng quốc tế và lợi ích của các quốc gia, là chủ
đề tôi chia sẻ cùng các bạn", Bộ trưởng, Đại tướng Phùng Quang Thanh nói.
Nhận định tình tình thế giới và khu vực hiện vẫn còn diễn
biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều bất trắc khó lường, ông cho rằng, để quản lý các
nguy cơ có thể dẫn đến xung đột, trước hết chúng ta cần có một nhận thức chung
trong việc đề cao trách nhiệm quốc tế, đặc biệt là vai trò, trách nhiệm của các
cường quốc.
"Các nước cùng phải có trách nhiệm giữ gìn môi trường
hòa bình, ổn định hợp tác cùng phát triển, phải tôn trọng luật pháp quốc tế,
Hiến chương LHQ, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không dùng
vũ lực, hoặc đe dọa dùng vũ lực để giải quyết các vấn đề tranh chấp, tăng cường
các mặt hợp tác trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau cùng có lợi, không
phân biệt quốc gia lớn hay quốc gia nhỏ".
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh: Trong giải quyết bất
cứ một mâu thuẫn hay tranh chấp nào, các bên liên quan cần phải tự kiềm chế,
bình tĩnh, nhận rõ bản chất vấn đề thật khách quan và rất thận trọng đưa ra các
quyết định. Chỉ cần một sai lầm nhỏ cũng có thể làm cho căng thẳng trở thành
xung đột. Xử lý căng thẳng trong quan hệ giữa các nước, vai trò của quân đội
hết sức quan trọng, quân đội phải kiềm chế, kiểm soát và quản lý chặt chẽ mọi
hoạt động của từng người chỉ huy, người chiến sĩ trong chỉ huy, điều khiển vũ
khí, trang bị, phương tiện chiến đấu, từ tàu chiến, máy bay....
Hiện nay, chúng ta đang có những cơ chế hợp tác khu vực như
Diễn đàn An ninh khu vực ASEAN (ARF), Hội đồng Hợp tác an ninh châu Á-TBD
(CSCAP), Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS); Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các
nước ASEAN (ADMM) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN Mở rộng
(ADMM+), Diễn đàn Biển ASEAN (AMF), cũng như Đối thoại Shangri-La hôm nay, là
những khuôn khổ hợp tác quan trọng về xây dựng lòng tin, thúc đẩy ngoại giao
phòng ngừa và tìm kiếm các biện pháp quản lý xung đột.
Bộ trưởng cho biết, quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng
giềng TQ về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ còn tồn tại vấn
đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và đôi khi cũng có những va chạm gây
căng thẳng như sự việc ngày 1/5/2014, TQ đã đơn phương hạ đặt giàn khoan nước
sâu Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đã
gây bức xúc cho nhân dân Việt Nam, gây lo ngại cho các quốc gia trong khu vực
và cộng đồng quốc tế.
"Việt Nam nhất quán chủ trương kiên trì giải quyết bằng
biện pháp hòa bình trên cơ sở Luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về
Luật biển năm 1982; Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); Tuyên bố
6 điểm của ASEAN về Biển Đông; tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển
Đông (COC) giữa ASEAN và TQ; và Thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước
Việt-Trung, giữ hòa bình, ổn định an ninh, an toàn hàng hải, hàng không ở Biển
Đông, giữ ổn định chính trị để tập trung phát triển kinh tế xã hội, nâng cao
đời sống của nhân dân và giữ gìn quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân
hai nước Việt-Trung, thông qua con đường đối thoại ở nhiều cấp, nhiều ngành với
TQ để làm giảm căng thẳng", Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cũng cũng nhấn mạnh, Việt Nam
rất kiềm chế, không sử dụng máy bay, tàu tên lửa, tàu pháo... mà chỉ dùng tàu
kiểm ngư, tàu cảnh sát biển và tàu cá của ngư dân, phối hợp với lực lượng chấp
pháp để bảo vệ chủ quyền, không chủ động đâm va, không phun vòi rồng vào các
tàu của TQ.
"Chúng tôi đề nghị TQ rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc
quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam và cùng Việt Nam đàm phán để giữ được
hòa bình ổn định và quan hệ hữu nghị hai nước. Điều đó có lợi cho hai nước, cho
cả khu vực và thế giới.
Tôi cho rằng, quân đội hai nước phải hết sức kiềm chế, tăng
cường hợp tác với nhau, kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động không để có những hành
động ngoài tầm kiểm soát. Quân đội hai nước phải thể hiện vai trò tham mưu với
lãnh đạo Đảng, Nhà nước xử lý thỏa đáng vấn đề một cách bình tĩnh, kiên trì, để
không xảy ra xung đột, không xảy ra chiến tranh".
Việt Nam rất chủ động, tích cực trong hợp tác quốc phòng với
các nước ASEAN như tham gia diễn tập tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ nhân đạo và cứu
trợ thảm họa, thiết lập đường dây nóng chia sẻ thông tin giữa các nước ASEAN.
Ngày 8/6 tới đây, Việt Nam và Philippines sẽ tổ chức giao lưu giữa các lực
lượng đóng quân trên các đảo Song Tử Đông và Song Tử Tây, thuộc quần đảo Trường
Sa, để tăng cường hữu nghị và xây dựng lòng tin cũng như giảm căng thẳng ở khu
vực.
Chúng tôi hy vọng vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế,
các mâu thuẫn, bất đồng sẽ từng bước được giải quyết, duy trì được sự ổn định
và phát triển ở khu vực, đóng góp chung cho môi trường hòa bình của thế giới.
Kết thúc bài phát biểu, Bộ trưởng Quốc phòng chuyển một
thông điệp từ Chính phủ và nhân dân Việt Nam rằng, "với truyền thống hòa
hiếu và yêu chuộng hòa bình, Việt Nam luôn sẵn sàng là bạn là đối tác tin cậy
với tất cả các quốc gia trong cộng đồng quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập,
chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi, cùng nhau xây dựng một thế giới hòa bình,
thịnh vượng, hợp tác và phát triển".
Chủ quyền biển đảo (tổng hợp)
Theo:
vietnamnet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét