18/5/14

Tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc (Kỳ III)


Biển Đông là mục tiêu thôn tính ban đầu nhằm phục vụ cho các lợi ích trước mắt cả về kinh tế lẫn quốc phòng của Trung Quốc. Đặc biệt, thôn tính Biển Đông sẽ tạo ra vùng nước rộng lớn cho Hải quân Trung Quốc tập trận, thử sức làm bước đệm cho thực thi chiến lược vươn ra khỏi khu vực về lâu dài.
Kỳ III: Những đánh giá khác nhau

Trung Quốc với tham vọng trở thành cường quốc biển để thực thi các lợi ích an ninh bên ngoài vượt ra khỏi lãnh thổ, hướng đến mục tiêu thống trị khu vực cũng như thế giới, cạnh tranh sòng phẳng với Mỹ, trong đó, Biển Đông là mục tiêu thôn tính ban đầu nhằm phục vụ cho các lợi ích trước mắt cả về kinh tế lẫn quốc phòng của Trung Quốc. Đặc biệt, thôn tính Biển Đông sẽ tạo ra vùng nước rộng lớn cho Hải quân Trung Quốc tập trận, thử sức làm bước đệm cho thực thi chiến lược vươn ra khỏi khu vực về lâu dài.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc
 Các giải pháp được đề cập trên mở ra các yếu tố tích cực cho các bên liên quan nghiên cứu đưa ra giải pháp cho đàm phán tranh chấp. Các mục tiêu hợp nhất khu vực, nhằm gác tranh chấp để tận dụng các tiềm năng lợi thế từ khu vực ASEAN để thúc đẩy thương mại và đầu tư phát triển kinh tế, thông qua kinh tế để gia tăng ảnh hưởng về chính trị và Trung Quốc đã gặt hái được những thành công từ mục tiêu này tại Đông Nam Á.
Từ tháng 3/2009, Trung Quốc đã chuyển chiến lược khu vực từ hợp nhất và hợp tác tài nguyên sang cạnh tranh về chủ quyền và an ninh. Hai mục tiêu này bộc lộ bản chất và tham vọng của Trung Quốc tại Biển Đông. Đây là nguyên nhân tạo nên điểm nóng trong tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông trong thời gian qua và nhất là đang diễn ra hiện nay.
Với tiềm lực kinh tế và những tham vọng chiến lược tại Biển Đông, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược cạnh tranh về chủ quyền và an ninh nâng cao, nhằm từng bước hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược của họ. Trong đó, Trung Quốc triển khai mạnh các hoạt động như: đưa các tàu thăm dò dầu khí, tuần tra giám sát trên biển với quy mô ngày càng lớn, việc bắt giữ ngư dân các nước khác sẽ diễn ra mạnh hơn, căng thẳng và nguy cơ xảy ra xung đột nhỏ là không loại trừ.
Như vậy, tham vọng độc chiếm Biển Đông theo “đường lưỡi bò” là không thay đổi, tuy nhiên các giải pháp nhằm triển khai và thực hiện chiến lược của Trung Quốc đã bước sang giai đoạn mới “cạnh tranh chủ quyền” trên Biển Đông, sự kiện HD981 có thể là dấu mốc quan trọng phản ánh bước chuyển trong các giải pháp chiến lược của Trung Quốc.
Việt Nam cần tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, tìm kiếm các giải pháp đàm phán hợp lý trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhằm giữ và bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền thềm lục địa quốc gia. Phát huy hiệu quả của các đường dây nóng với Trung Quốc và các nước đang có tranh chấp, nhằm phản ánh và xử lý các tình huống liên quan cũng như các vụ việc đang và sẽ xẩy ra trong tương lai, hạn chế gây thiệt hại về người và tài sản của ngư dân và doanh nghiệp Việt Nam; thực hiện tốt các quan điểm, giải pháp như phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội Nghị cấp cao ASEAN ngày 11-5 vừa qua. Nhằm tăng cường cơ chế hợp tác, đoàn kết trong ASEAN, đẩy mạnh việc thực thi các điều khoản trong DOC và hướng tới Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).
Chủ quyền biển đảo (tổng hợp)
                                                                  Theo Năng lượng mới

Không có nhận xét nào: