30/6/14

Cuộc chiến chống tham nhũng ở Trung Quốc chỉ mang tính hào nhoáng

Sau vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai, cựu Bộ trưởng Bộ Công an Chu Vĩnh Khang dính vào vòng lao lí và trở thành “vật tế thần đầu tiên” cho chính sách chống tham nhũng đang được người đứng đầu Đảng, Nhà nước Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng.
Mới nhìn qua thì có vẻ như chính sách và sự điều hành của ông Tập đang đi đúng hướng khi không hề có một sự dung túng cho bất kỳ đó là ai, do đó niềm tin trong dân chúng có vẻ như đang gia tăng; chính sách xử mạnh những trường hợp tham nhũng trong bộ máy chính quyền các cấp đang giúp cho TQ khỏa lấp đi những biến động liên tiếp ở vùng Tân Cương, Tây Tạng hay những hậu quả nặng nề do những chính sách cũ gây nên.
Tuy nhiên, đó chỉ là một phần ý nghĩa được lộ thiên, phần ngầm của nó đang khiến nhiều người phải suy nghĩ.
Bí thư thành ủy Quảng Châu Wan Qingliang

 Mới đây nhất, một ngôi sao Chính trị đang lên của Trung Quốc, Bí thư thành ủy Quảng Châu Wan Qingliang trở thành thành viên trong chiến tích chống tham nhũng của đất nước đông dân nhất thế giới này. Sở dĩ ông Wan Qingliang được gọi là ngôi sao chính trị đang lên bởi ông là người đứng đầu “một tỉnh 12 triệu dân và khá giàu có như Quảng Châu vốn được coi là một bước đệm để tiến lên những vị trí cao hơn trong chính trường Trung Quốc. ông này cũng trở thành người trẻ tuổi nhất nắm giữ vị trí Chủ tịch tỉnh Quảng Châu 2 năm trước đây, trước khi được bổ nhiệm vào vị trí Bí thư thành ủy. Ông này đã gây dựng danh tiếng cho mình như một vị quan liêm khiết khi nói rằng mình không sở hữu căn hộ riêng mà chỉ sống trong nhà thuê với giá tương đối rẻ”. Điều này cho thấy rằng, chính sách chống tham nhũng của TQ cũng hào nhoáng như chính cái cách báo chí trong nước tung hô nhân vật ngôi sao mới nổi này.
Nói như vậy để thấy rằng, những giá trị vốn đã được tôn vinh, tung hô cũng không sẽ là một nguyên cớ để người dân có thể tin rằng, ông này sẽ không đi trên vết xe đổ của nhiều vị lãnh đạo từng rơi vào hoàn cảnh lao lí khác. Việc ông Wan Qingliang có thể che đậy được thân phận cũng như hình ảnh của một vị lãnh đạo của 12 triệu dân liêm khiết và sống khổ hạnh cũng đang cho thấy tham nhũng ở TQ là khó có thể kiểm soát và việc họ đã xử lý những nhân vậth trước đó cũng chỉ mang giá trị tương trưng hơn là những gì đang diễn ra trên  thực tế.
Và nếu ai đó theo dõi một cách kỹ lưỡng mới thấy, mỗi khi có những biến động ở bên trong thì y như rằng họ sẽ có ngay những thành tựu đang ghi nhận của các chính sách mà chính họ đang theo đuổi.
Chưa hết, việc theo đuổi những chính sách “đối ngoại bẩn” cũng đang khiến chính người dân của họ bất bình. Người TQ đi ra bên ngoài đang phải gánh chịu những mặc cảm không nhỏ; họ đang bị đối xử như những nhân vật “ngoại lai”, gây bệnh cũng chỉ vì tham vọng  bá quyền quá lớn của Chính phủ của họ. Những làn sóng biểu tình trong nước, nhất là nhân kỷ niệm sự kiện Thiên An Môn (1989) đang cho thấy, sự tức giận của người dân không hề giảm thiểu tí nào dù những chính sách mỵ dân của họ đã bước đầu phát huy tác dụng.
Việc ông Wan Qingliang bị bắt trong bối cảnh hình ảnh, danh vọng của ông này được đánh giá cao nhất. Điều này cũng phần nào sự không vững bền của những thứ niềm tin mà họ đã tạo dựng. Đã đến lúc TQ nên nghĩ ra phương cách để hài hòa chính sách bên trong và bên ngoài. Việc sử dụng những sự kiện bên ngoài để thu hút sự chú ý bên trong, gây mất sự chú ý hay ngược lại suy cho cùng chỉ là giải pháp tình thế./.
Chủ quyền biển đảo (tổng hợp)

Không có nhận xét nào: