10/6/14

Chính sách ngoại giao mâu thuẫn là điểm yếu của Trung Quốc


Tờ The New York Times phiên bản tiếng Trung mới đây đăng tải bài viết có tiêu đề “Chính sách ngoại giao mâu thuẫn là điểm yếu của Trung Quốc”. Bài viết cho biết, hiện nay xung đột căng thẳng giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng ngày càng leo thang, thái độ hung hăng của Bắc Kinh khiến ngoài khơi Biển Đông vẫn không ngừng dậy sóng. Trong đó, phát biểu mâu thuẫn giữa nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng Tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Phòng Phong Huy khiến cho không ít các nhà quan sát cảm thấy rối loạn.


Trò lừa phỉnh của Tập Cận Bình bị chính những cánh tay phải của mình để lộ
Mới đây, phát biểu trước Hiệp hội Hữu nghị Nhân dân với nước ngoài tại thủ đô Bắc Kinh hôm 15/05/2014, ông Tập đã dùng những từ ngữ hết sức mỹ miều, miệng “nam mô” rằng: “Người dân Trung Quốc luôn yêu chuộng và theo đuổi nền hòa bình, cũng như mong muốn sống hòa bình, hữu nghị và hòa hợp với các quốc gia trên thế giới”. Nhưng con dao găm dấu sau lưng của Trung Quốc lại bị lật tẩy bởi lời nói của tướng Phòng Phong Huy – Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, khi ông này tham dự một chuyến giao lưu tại Lầu Năm Góc cũng trong ngày 15/05/2014: “Trung Quốc sẵn sàng sử dụng vũ lực để duy trì quyết tâm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ”.
Các chuyên gia cho rằng, chính thái độ “hai lời” này mới thể hiện chính xác điểm yếu trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc.

Từ chính sách “Thao quang dưỡng hối” (náu mình chờ thời) của Đặng Tiểu Bình trước kia đến chính sách “phát triển hòa bình” thời hiện tại của các nhà lãnh đạo Trung Quốc đặt chính sách đối ngoại lên hàng đầu. Con đường phục hưng đất nước mà Trung Quốc nói với cả thế giới là “tránh đối đầu, hòa hợp thẳng thắn” trong môi trường hợp tác quốc tế là hết sức quan trọng. Và nếu như chỉ nhìn vào “lời nói” của Tập Cận Bình thì một số người vẫn bị cái chính sách đó lừa phỉnh.
Một ví dụ tiêu biểu nhất chính là ở chính sách đối ngoại của Bắc Kinh đối với vấn đề lãnh thổ. Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền gần 80% diện tích Biển Đông, cả với các đảo và khu vực biển các quốc gia xung quanh, khiến cho tình hình trong khu vực trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết. Thậm chí, dư luận quan ngại rằng, chính sách ngoại giao của Bắc Kinh đối với vấn đề lãnh thổ có thể sẽ dẫn đến một cuộc xung đột quân sự.
Một khi Trung Quốc biến mình thành một kẻ gây náo loạn hòa bình trong khu vực chắc chắn sẽ vấp phải sự phản đối từ dư luận quốc tế bởi hòa bình là mục tiêu của toàn thế giới. Trung Quốc luôn lớn tiếng cho biết, toàn vẹn lãnh thổ luôn luôn là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc. Nếu giữa vấn đề chủ quyền và môi trường hòa bình phát sinh xung đột, làm thế nào để điều chỉnh mâu thuẫn giữa hai lợi ích cốt lõi của quốc gia?
Một nước lớn không chỉ là về lãnh thổ hay kinh tế mà còn phải thể hiện ở trách nhiệm quốc tế
Như đã trình bày ở trên, hòa bình sẽ đem lại lợi ích lâu dài là phát triển ổn định. Sự nổi lên hòa bình không chỉ là để trở thành một cường quốc về kinh tế và quân sự, đồng thời cũng chính là trách nhiệm của một nước lớn. Nếu muốn đạt được điều này, Trung Quốc cần có một thái độ hòa nhã, đúng mực khi đối mặt với dư luận quốc tế, hơn nữa càng phải thể hiện một thái độ tích cực đối với các vấn đề quốc tế. Bất luận là lấy lý do là vì chủ nghĩa dân tộc, hay là đảm bảo an ninh quốc gia, thái độ đối kháng hiện nay của Trung Quốc rõ ràng không phải là lựa chọn khôn ngoan cho con đường phát triển hòa bình mà nước này đang theo đuổi.

Chủ quyền biển đảo (tổng hợp)
                                                               Theo: New York Times
 

Không có nhận xét nào: