Sử dụng chính các bản đồ cổ của Trung Quốc, một thẩm phán Tòa án tối cao Philippines đã bóc trần tuyên bố chủ quyền dựa trên “những bằng chứng lịch sử” đối với gần như toàn bộ Biển Đông của Trung Quốc.
>> Sách giáo khoa Trung Quốc thừa nhận biên giới đến đảo Hải Nam
>> Tư liệu Hán Nôm qua 5 thế kỷ - bằng chứng thép khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam
>> Trung Quốc hiểu rất rõ, họ là kẻ cướp Hoàng Sa, Trường Sa
>> Thế giới thừa nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam ra sao?
>> Báo Nga phản bác Trung Quốc về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
Thành viên cấp cao của Tòa án Tối cao Philippines Antonio Carpio |
Trong
bài giảng tại Đại học De La Salle ở Philippines về “Bằng chứng lịch sử, lừa dối
lịch sử và quyền lịch sử tại Biển Tây Philippines (tức Biển Đông)”, thành viên
cấp cao của Tòa án Tối cáo Philippines, ông Antonio Carpio đã nhận lời mời của
Trung Quốc, xem xét “các bằng chứng lịch sử”, bằng cách nghiên cứu không chỉ
bản đồ cổ của Trung Quốc mà cả bản đồ của giới chức Philippines và các quốc gia
khác.
Ông
Carpio cho biết: “Tất cả các bản đồ cổ này cho thấy kể từ khi những bản đồ đầu
tiên của người Trung Quốc xuất hiện, thì lãnh thổ cực nam của Trung Quốc luôn
luôn là đảo Hải Nam, với các tên cổ là Zhuya, sau đó là Qiongya, rồi tiếp đến
là Qiongzhou”.
“Trong
suốt nhiều thế kỷ, đảo Hải Nam là một phần của tỉnh Quảng Đông và tới tận năm
1988 nó mới trở thành một tỉnh riêng”, ông cho biết thêm.
Cũng
theo ông Carpio, sau khi Philippines đệ đơn kiện tuyên bố chủ quyền của Trung
Quốc trên Biển Đông lên tòa án trọng tại quốc tế vào tháng 1/2013, dựa trên
Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS), nhằm bảo vệ Vùng đặc quyền kinh
tế của Philippines, Trung Quốc đã đưa ra “bằng chứng lịch sử” để là một trong
những cơ sở nhằm bảo vệ cho tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.
Bản đồ cổ của TQ đều khẳng định lãnh thổ cực nam của TQ là đảo Hải Nam. |
Và theo
ông Carpio, giờ đây giới chức ngoại giao Trung Quốc tuyên bố họ sẽ không từ bỏ
một tấc lãnh thổ mà cha ông họ đã để lại. Ông dẫn lời Tướng Phòng Phong Huy,
Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, trong chuyến công du gần đây tới Mỹ
đã tuyên bố “lãnh thổ được truyền lại từ những thế hệ người Trung Quốc từ trước
tới nay sẽ không bị lãng quên hay bị từ bỏ”.
Dựa vào lịch sử, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha cũng có thể
tuyên bố chủ quyền với tất cả đại dương!
Phản
pháo tuyên bố trên, ông Carpio cho biết: “Bằng chứng lịch sử, thậm chí nếu là
sự thật, liên quan đến phát hiện và khám phá trong Thời kỳ Khám phá (đầu thế kỷ
15 đến thế kỷ 17) hoặc thậm chí trước đó, không liên quan đến việc giải quyết
các tranh chấp theo UNCLOS. Cả Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đều không thể làm hồi
sinh những tuyên bố chủ quyền từ thế kỷ 15 của họ để sở hữu tất cả các đại
dương và vùng biển trên trái đất của chúng ta…Những chuyến đi biển của Đô đốc
thời phong kiến Trung Quốc Trịnh Hòa, từ năm 1405-1433, không bao giờ có thể là
cơ sở cho bất kỳ tuyên bố chủ quyền nào đối với Biển Đông. Cũng không thể có
cái tên lịch sử nào là cơ sở để tuyên bố chủ quyền đối với các đại dương và
vùng biển. Biển Đông thậm chí còn không được người Trung Quốc đặt tên mà là do
các nhà hàng hải và bản đồ học châu Âu đặt ra.”
Ông cũng
cho biết thêm: “Triều đại nhà Tống và nhà Minh đã gọi Biển Đông (tên quốc tế là
South China Sea- Biển Nam Trung Hoa) là “Biển Giao Chỉ” và triều đại nhà Thanh,
Cộng hòa Trung Hoa cũng như Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đều gọi là “Nam Hải”
(South Sea) mà không hề có từ “China”, tức “Trung Hoa”.”
Ông cũng
nhấn mạnh thêm: “Ấn Độ không thể tuyên bố chủ quyền đối với Ấn Độ Dương và Mexico không thể tuyên bố chủ quyền đối với Vịnh
Mexico
chỉ bởi lịch sử đã gọi tên những vùng biển này theo tên của nước họ”.
Ông
Carpio chỉ ra vào đầu thế kỷ 17, Hugo Grotius, nhà sáng lập luật quốc tế, đã
viết rằng: “Các đại dương và vùng biển trên hành tinh chúng ta thuộc về nhân
loại, không một nước nào có thể tuyên bố chủ quyền đối với các đại dương và
vùng biển”. Và ý tưởng cách mạng này của Hugo Grotius sau đó đã trở thành nền
tảng của luật biển trong luật quốc tế.
Chủ quyền biển đảo (tổng hợp)
Theo: Dân
trí
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét