Sáng 3/6, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu tư liệu Hán Nôm về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở biển Đông.
>> Báo Nga phản bác Trung Quốc về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
>> Trung Quốc mơ hồ khi viện dẫn Hoàng Sa là của mình!
>> Trung Quốc hiểu rất rõ, họ là kẻ cướp Hoàng Sa, Trường Sa
>> Thế giới thừa nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam ra sao?
Theo Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, trước những căng thẳng ở
Biển Đông, việc xác định biên giới, chủ quyền quốc gia là vấn đề quan trọng
hàng đầu, nhất là trong tình hình hiện nay khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải
Dương 981 trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, vi
phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.
Buổi công bố tư liệu Hán Nôm khẳng định
chủ quyền của Việt Nam
đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
thu hút sự quan tâm đặc biệt của báo chí.
|
Từ trước tới nay, ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài đã có nhiều đề tài,
công trình của các học giả nghiên cứu về chủ quyền của Việt Nam đối với hai
quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông.
Tất cả các tài liệu đều khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
thuộc vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông, do nhà nước Việt Nam quản lý và khai
thác từ nhiều thế kỷ trong lịch sử.
PGS.TS Trịnh Khắc Mạnh - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm |
Các tập bản đồ, các bộ sử, địa chỉ, hội điển, các tập văn bản hành
chính, các tập thơ văn, tạp văn,… là những tư liệu quan trọng được các nhà
nghiên cứu thuộc Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tập hợp trong cuốn sách
đồ sộ “Một số tư liệu Hán Nôm về chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo
Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông”.
PGS.TS Trịnh Khắc Mạnh - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán
Nôm, hiện là Tổng Biên tập Tạp chí Hán Nôm cũng khẳng định rằng, tại các thư
viện của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và các cơ quan trong và ngoài
nước hiện đang lưu giữ nhiều tài liệu, bản đồ, tư liệu Hán Nôm và các tư liệu
viết bằng tiếng nước ngoài về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng
Sa, Trường Sa và vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông.
“Hiện nay, chúng tôi đã sưu tập được nhiều đơn vị tài liệu Hán Nôm và
tiếng nước ngoài ghi chép đầy đủ về chủ đề này, đã thể hiện nhất quán, rõ ràng
chủ quyền của Việt Nam, việc quản lý thực tế của Việt Nam đối với hai quần đảo
Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông. Đây là những tư
liệu rất có giá trị khoa học, trong đó có nhiều tài liệu gốc lần đầu tiên công
bố, sẽ là căn cứ lịch sử và pháp lý sinh động, khẳng định chủ quyền cũng như
cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa,
Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông”, ông Mạnh nhấn mạnh.
Phóng viên quốc tế quan tâm tới tư liệu
Hán Nôm về chủ quyền
của Việt Nam đối với 2 quần
đảo Hoàng Sa, Trường Sa |
Cuốn “Một số tư liệu Hán Nôm về chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần
đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông” do Viện
Nghiên cứu Hán Nôm thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam thực hiện và nhà
xuất bản Khoa học Xã hội ấn hành, nằm trong chương trình nghiên cứu chung về
Biển Đông của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam trong nhiều năm qua.
Chủ quyền biển đảo (tổng hợp)
Theo: Tiền phong
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét