Vị trí của
giàn khoan Hải Dương-981 nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục
địa của Việt Nam. Đây cũng là vị trí khá nhạy cảm mà Trung Quốc đã cố tình lựa
chọn để thực hiện chiến thuật “bắn một mũi tên trúng năm đích".
Người dân Việt Nam phản đối hành động của Trung Quốc trên
Biển Đông
|
III. Sự kiện giàn khoan Hải
Dương-981 đã chứng minh chiến lược độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc không
thay đổi, ngày càng quyết liệt, mạnh mẽ hơn:
Hoạt động trên nằm
trong chuỗi các hoạt động leo thang xâm lấn của Trung Quốc ở Biển Đông trong
những năm gần đây như: chính thức nêu yêu sách “đường lưỡi bò” (tháng 5/2009);
cắt cáp tàu Bình Minh 02 và Viking 2 của Việt Nam (tháng 5, 6/2011); thành lập
“thành phố Tam Sa” (tháng 6/2012); đơn phương ban hành lệnh cấm đánh bắt cá ở
Biển Đông hàng năm; đưa ra “Biện pháp thực thi Luật Ngư nghiệp nước Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa của tỉnh Hải Nam” (có hiệu lực từ ngày 01/01/2014); tổ chức
nhiều đợt tuần tra, diễn tập quân sự tại Biển Đông nhằm phô trương sức mạnh và
răn đe các bên tranh chấp khác; tăng cường các hoạt động thăm dò dầu khí, khảo
cổ, phát triển du lịch và củng cố các cơ sở chiếm đóng, tấn công xua đuổi tàu
cá của Việt Nam… theo hướng ngày càng công khai, trắng trợn, bất chấp dư luận
và luật pháp quốc tế. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn tuyên bố “hoàn toàn có quyền”
thành lập vùng nhận diện phòng không ở Biển Đông.
Vị trí của giàn khoan
Hải Dương-981 nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt
Nam. Nhưng đây cũng là vị trí khá nhạy cảm mà Trung Quốc đã cố tình lựa chọn
để thực hiện chiến thuật “bắn một mũi tên trúng nhiều đích”: một
là, tiếp tục khẳng định chủ quyền của họ đối với “Tây Sa”, thực
hiện ý đồ cố tình giải thích và áp dung sai Công ước Luật Biển 1982 trong
việc mở rộng phạm vi các vùng biển và thềm lục địa dựa vào vị trí của quần đảo
này, cũng như các quần đảo khác trong Biển Đông, nhằm hiện thực hóa yêu
sách “đường lưỡi bò”phi lý của họ; hai là, để tiến thêm một bước mới
trong việc thực hiên chiến lược độc chiếm Biển Đông, trước hết họ cố tìm cách
tạo ra vùng chồng lấn, biến vùng không tranh chấp thành vùng tranh chấp, để áp
đặt chủ trương “gác tranh chấp, cùng khai thác” mà mục tiêu trước mắt là tranh
giành việc khai thác nguồn tài nguyên sinh vật và không sinh vật vốn thuộc các
vùng biển và thềm lục địa của các quốc gia ở chung quanh Biển Đông theo quy
định của Công ước Luật Biển 1982; ba là, tạo cớ để kiểm soát và ngăn cản hoạt
động của tàu thuyền qua tuyến hàng hải quốc tế nhộn nhịp vào loại nhất
nhì thế giới; bốn là, giăng bẫy để đánh lừa dư luận và tìm cách giành lấy sự
công nhận trên thực tế những yêu sách chủ quyền biển đảo trong đường biên giới
“lưỡi bò”; năm là, cố tình gây nên tình trạng bất ổn định làm ảnh hưởng hoặc
ngăn cản những hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên
của các nước xung quanh Biển Đông; và, tính toán tạo lý do để sử dụng vũ lực,
gây xung đột vũ trang khi thời cơ đến, theo chiêu thức cổ truyền : “phản
ứng tự vệ”, “dạy cho Việt Nam bài học”.
Như vậy, các hành động
của Trung Quốc tại Biển Đông thời gian gần đây, đặc biệt là việc đưa giàn khoan
Hải Dương-981 vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam là có chủ ý
và được tính toán kỹ lưỡng nhằm thực hiện âm mưu “độc chiếm Biển Đông”, hiện
thực hóa chủ quyền theo yêu sách “đường lưỡi bò”, cho thấy Trung Quốc sẵn sàng
bất chấp mọi thủ đoạn, thách thức dư luận và luật pháp quốc tế nhằm gia tăng
các hoạt động khẳng định “chủ quyền” tại Biển Đông, làm cho tranh chấp Biển
Đông ngày càng căng thẳng, nguy cơ xảy ra xung đột cao, khó kiểm soát, đe dọa
nghiêm trọng lợi ích an ninh, an toàn hàng hải quốc tế và hòa bình ổn
định hợp tác ở Biển Đông. Đặc biệt, Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc
đã xác định quyết tâm chiến lược đưa Trung Quốc trở thành “cường
quốc biển”. Để thực hiên quyết tâm này, Trung Quốc đã ban hành nhiều chính sách
để tăng cường sự “quản lý thực tế” ở Biển Đông như: công bố Sách trắng Quốc
phòng “Vận dụng đa dạng hóa các lực lượng vũ trang Trung Quốc” (ngày 16/4/2013)
và “Sách trắng ngoại giao 2013” (17/7/2013), trong đó lần đầu tiên dành mục
riêng về “bảo vệ quyền và lợi ích biển Trung Quốc” nhấn mạnh kiên quyết bảo vệ
lợi ích cốt lõi quốc gia, khẳng định nhiệm vụ quan trọng của quân đội là bảo vệ
quyền và lợi ích biển.
Tàu Hải cảnh của TQ chủ động đâm thẳng vào mạn trái tàu
Cảnh sát biển Việt.
|
Đáng chú ý là Trung
Quốc quyết định thành lập Uỷ ban An ninh quốc gia để thống nhất điều hành công
tác an ninh biển đảo; củng cố cơ quan quản lý về biển đảo, cải tổ lực lượng
chấp pháp trên biển, thành lập Cục Cảnh sát biển thuộc Bộ Công an thống nhất
chỉ huy các lực lượng chấp pháp trên biển như Hải giám, Cảnh sát biển, Ngư
chính, Hải quan; tăng cường và mở rộng phạm vi hoạt động của các lực lượng chấp
pháp trên biển; Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc thành lập “Trung tâm nghiên
cứu hải đảo”… Năm 2013, Trung Quốc tăng ngân sách quốc phòng lên 10,7%, đạt 116
tỷ USD, trong đó tập trung vào phát triển lực lượng Hải quân. Trung Quốc không
ngừng củng cố các cơ sở ở “Tam Sa”, thành lập “Đài phát thanh truyền hình Tam
Sa”…
Ngoài ra, Trung Quốc dự tính đặt một tàu tuần tra dân sự 5.000 tấn trên đảo Phú Lâm mà họ gọi là Vĩnh Hưng, đảo lớn nhất trên Quần đảo Hoàng Sa, để tuần tra thường xuyên trên Biển Đông (một tờ báo chính thống của Trung Quốc cho biết hôm 21/1/2014) Trung Quốc đang đóng chiếc hàng không mẫu hạm thứ hai (hãng tin Anh Reuters dẫn lời truyền thông Trung Quốc và Hong Kong cho biết hôm Chủ nhật ngày 19/1/2014) và quá trình đóng tàu này sẽ mất sáu năm. Mục tiêu đặt ra là Trung Quốc có ít nhất bốn chiếc tàu sân bay so với 10 chiếc đang hoạt động của Mỹ.
Ngoài ra, Trung Quốc dự tính đặt một tàu tuần tra dân sự 5.000 tấn trên đảo Phú Lâm mà họ gọi là Vĩnh Hưng, đảo lớn nhất trên Quần đảo Hoàng Sa, để tuần tra thường xuyên trên Biển Đông (một tờ báo chính thống của Trung Quốc cho biết hôm 21/1/2014) Trung Quốc đang đóng chiếc hàng không mẫu hạm thứ hai (hãng tin Anh Reuters dẫn lời truyền thông Trung Quốc và Hong Kong cho biết hôm Chủ nhật ngày 19/1/2014) và quá trình đóng tàu này sẽ mất sáu năm. Mục tiêu đặt ra là Trung Quốc có ít nhất bốn chiếc tàu sân bay so với 10 chiếc đang hoạt động của Mỹ.
Ngay sau khi phát hiện
sự việc trên, Việt Nam đã hết sức kiềm chế; lập trường, quan điểm của Việt Nam
đã được thể hiện rõ trong Tuyên bố của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam
và thư phản đối của Tập đoàn dầu khí Việt Nam (04/5/2014), cụ thể:
- Vị trí tọa độ hoạt
động của gian khoan Hải Dương-981 nêu trong thông báo hàng hải của Cục Hải sự
Trung Quốc nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt
Nam, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý.
- Việt Nam có căn cứ
pháp lý và chứng cứ lịch sử có giá trị pháp lý khẳng định chủ quyền của mình
đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như quyền chủ quyền và quyền
tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình được xác định
phù hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982.
- Mọi hoạt động của
nước ngoài trên các vùng biển của Việt Nam khi chưa được phép của Việt Nam đều
là bất hợp pháp và vô giá trị, Việt Nam kiên quyết phản đối.
- Việt Nam cực lực
phản đối hành động trên của Trung Quốc và kiên quyết yêu cầu Tổng Công ty dầu
khí Hải dương Trung Quốc dừng ngay lập tức các hoạt động bất hợp pháp và rút
giàn khoan Hải Dương-981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
- Việc làm trên của
Trung Quốc đi ngược lại với tinh thần hợp tác giữa hai Tập đoàn dầu khí quốc
gia, trái với thông lệ của các hoạt động dầu khí quốc tế cũng như phương châm
hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Lập trường chung
của Việt Nam về vấn đề Biển Đông: Lập trường nhất quán của Việt Nam là trong
quá trình tìm kiếm một giải pháp cơ bản, lâu dài cho các vấn đề tranh chấp trên
Biển Đông, các bên tranh chấp liên quan cần:
- Kiềm chế, cùng nỗ
lực duy trì hòa bình, ổn định, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực,
tuân thủ nghiêm chỉnh Hiến chương Liên hợp quốc và các chuẩn mực của luật pháp
quốc tế, trong đó có 05 nguyên tắc chung sống hòa bình, Công ước Liên hợp quốc
về Luật Biển 1982; thực hiện đầy đủ Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông
(DOC) và Nguyên tắc 06 điểm của ASEAN về vấn đề Biển Đông (2012), sớm xây dựng
Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
- Kiên trì chủ trương
giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế;
tôn trọng quyền tự do hàng hải và nỗ lực bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải cho
tàu thuyền của các nước qua lại Biển Đông phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về
Luật Biển 1982; thúc đẩy hợp tác về an toàn biển, nghiên cứu khoa học biển, bảo
vệ môi trường biển, cứu hộ, cứu nạn trên biển, phòng chống tội phạm trên biển
nhằm góp phần xây dựng lòng tin.
Trung Quốc đã không
thể nào lấp liếm, che đậy được những hành vi bất chấp chân lý và đạo lý:
Thứ nhất, việc Trung
Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 rõ ràng là đã vi phạm trắng trợn
Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Điều 56 của Công ước Liên
hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) quy định một quốc gia ven biển có quyền chủ
quyền với các mục đích thăm dò, khai thác, bảo tồn và quản lý tài nguyên thiên
nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của mình. UNCLOS không có quy định nào
giải thích cho hành động đặt giàn khoan dầu của Trung Quốc trong vùng EEZ của
Việt Nam.
Trung Quốc đang đi
ngược lại dòng chủ lưu trong quan hệ giữa họ với Việt Nam và động thái mới nhất
của Bắc Kinh đã vượt qua ranh giới cho phép. Do đó, Việt Nam có phản ứng rất
cứng rắn.
Phó Thủ tướng, kiêm Bộ
trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã điện đàm với Bộ trưởng Ngoại
giao Trung Quốc Vương Nghị và cả Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì phản đối
hành động của Trung Quốc và khẳng định rằng Việt Nam sẽ "áp dụng tất cả
các biện pháp cần thiết và phù hợp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp" ở
Biển Đông.
Các tàu Cảnh sát biển
Việt Nam cũng đã được phái đến khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan để yêu cầu rút
khỏi vùng EEZ của Việt Nam trong khi các ngư dân của Việt Nam vẫn thực hiện các
hoạt động khai thác bình thường ở khu vực trên.
Đáp lại các hành động
bảo vệ chủ quyền chính đáng của Việt Nam, Trung Quốc lại gửi thêm tàu đến để
bảo vệ giàn khoan này, các tàu Trung Quốc thậm chí cố tình đâm va vào các tàu
chấp pháp của Việt Nam.
Thứ hai, hành động của
Trung Quốc vi phạm các nguyên tắc của Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông
(DOC) và đào sâu sự nghi ngờ của các nước trong khu vực về ý định thực sự của
Bắc Kinh.
Ngoài Việt Nam và
Philippines, Singapore, Malaysia và thậm chí cả Indonesia đang ngày càng lo
ngại về hành vi của Trung Quốc trong khu vực. Indonesia trước đây luôn giữ vị
trí trung lập trong những tranh chấp ở Biển Đông, nay đã hoàn toàn thay đổi
quan điểm và cho rằng tuyên bố của Trung Quốc thách thức chủ quyền của Jakarta
đối với vùng biển Natuna.
Trong thực tế, tàu vũ
trang của Trung Quốc đã đối mặt với tàu của Indonesia trong vùng biển mà
Jakarta tuyên bố chủ quyền.
Nếu Trung Quốc đã có
hành động đặt giàn khoan trong vùng EEZ của Việt Nam, như hành động trước đây
nhằm kiểm soát bãi cạn Scarborough năm 2012, chắc chắn Bắc Kinh sẽ mở rộng hoạt
động của mình xuống phía nam, đặt ra nguy cơ đụng độ với Malaysia và Indonesia.
Với vai trò của
Indonesia trong ASEAN, thay đổi quan điểm của Jakarta đối với Trung Quốc là một
bất lợi lớn đối với Bắc Kinh. Hành động hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ
khiến uy tín quốc tế của nước này bị hủy hoại. Những thành tựu từ chiến lược
"tấn công quyến rũ" của Trung Quốc đối với ASEAN trong những năm 1990
có thể bị sụp đổ bởi một làn sóng chống Trung Quốc trong khu vực.
Ngày 11/5 vừa qua,
tại Hội nghị Cấp cao các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 24, các Ngoại
trưởng đã ra tuyên bố về tình hình hiện nay ở Biển Đông, bày tỏ quan ngại
sâu sắc về các vụ việc đang diễn ra ở Biển Đông, khẳng định tầm quan trọng của
việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng
không ở Biển Đông. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1995, ASEAN ban hành một tuyên
bố riêng về sự leo thang các mối đe dọa Biển Đông. Điều này thể hiện phản ứng
dữ dội về mặt ngoại giao trong việc phản đối Trung Quốc ở Đông Nam Á. Đặc biệt,
với những diễn biến nói trên, Trung Quốc đã bộc lộ rõ quyết tâm thực hiện
một trong những mục tiêu chiến lược của họ là kiểm soát và khống chế tuyến hàng
hải quốc tế qua Biển Đông, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh, an toàn tự do hàng
hải quốc tế khiến cho dư luận hết sức quan tâm và không thể không có những phản
ứng mạnh mẽ…
Thứ ba, Trung Quốc mất
lý do cho sự hiện đại hóa quân sự của nước này. Bắc Kinh tuyên bố rằng, hiện
đại hóa quân sự của Trung Quốc là mang tính chất phòng thủ và sẽ không làm suy
yếu an ninh khu vực. Trong thời gian căng thẳng gia tăng ở Biển Đông giai đoạn
2007-2013, Trung Quốc thường tránh sử dụng lực lượng hải quân. Thay vào đó, các
lực lượng bán quân sự, chẳng hạn như tàu hải giám của Trung Quốc, thường được
triển khai để phục vụ tham vọng lãnh thổ của nước này.
Trong vụ tranh chấp
giữa Trung Quốc và Philippines tại bãi cạn Scarborough năm 2012, không có tàu
hải quân nào của Trung Quốc được triển khai đến vị trí này. Trung Quốc đã huy
động các tàu bán quân sự và các tàu cá để ngăn chặn phía Philippines tiếp cận
khu vực.
Tuy nhiên, để bảo vệ giàn khoan dầu khổng lồ của Trung Quốc trong vùng EEZ của Việt Nam, Bắc Kinh đã điều động trên 07 tàu hải quân, 33 tàu cảnh sát biển và hàng chục tàu vận tải, 06 tàu dịch vụ dầu khí... Ngoài ra, Trung Quốc còn điều hàng chục tốp máy bay hoạt động trên khu vực. Do đó, các nước khác có lý do để lo lắng về ý định thực sự đằng sau chương trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc.
Tuy nhiên, để bảo vệ giàn khoan dầu khổng lồ của Trung Quốc trong vùng EEZ của Việt Nam, Bắc Kinh đã điều động trên 07 tàu hải quân, 33 tàu cảnh sát biển và hàng chục tàu vận tải, 06 tàu dịch vụ dầu khí... Ngoài ra, Trung Quốc còn điều hàng chục tốp máy bay hoạt động trên khu vực. Do đó, các nước khác có lý do để lo lắng về ý định thực sự đằng sau chương trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc.
Cuối cùng, hành động
trên của Trung Quốc có thể làm mất ổn định an ninh khu vực, tạo ra một trở ngại
đối với các nỗ lực của Bắc Kinh nhằm tái cơ cấu nền kinh tế và duy trì tăng
trưởng của nước này. Bắc Kinh đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm
trọng trong nước, trong đó có sự suy thoái của môi trường, lão hóa dân số và
các phong trào ly khai ở Tây Tạng và Tân Cương. Trong vài năm qua, các cuộc tấn
công khủng bố của các lực lượng ly khai đã xảy ra ở các thành phố lớn, đe dọa
sự ổn định xã hội của Trung Quốc.
Ngoài ra, tăng trưởng
kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu chậm lại. Lãnh đạo Trung Quốc cần một môi
trường quốc tế ổn định để tập trung nguồn lực vào những thách thức nội bộ.
Nhưng hành động gây hấn của Bắc Kinh đối với Việt Nam có thể gây mất ổn định an
ninh khu vực và làm suy yếu những nỗ lực để duy trì tăng trưởng.
Việc Trung Quốc đưa
giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng EEZ của Việt Nam là một tính toán sai lầm
chiến lược. Rõ ràng là, các nước trong khu vực sẽ tăng cường xây dựng khả năng
phi đối xứng để bảo vệ chủ quyền của họ nhằm đối phó với Bắc Kinh, đồng thời họ
cũng có thể hoan nghênh sự tham gia của các quốc gia khác vào khu vực, chẳng
hạn như Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản trong việc quản lý tranh chấp Biển Đông.
Nói cách khác, hành vi
hung hăng của Trung Quốc đã tạo điều kiện và đẩy mạnh chiến lược xoay trục của
Mỹ tới khu vực châu Á, điều mà các nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc không muốn
thấy.
Cách tốt nhất để Trung
Quốc tăng vị thế của mình như là một cường quốc toàn cầu là trỗi dậy nhưng tôn
trọng những nguyên tắc cốt lõi trong quan hệ đối ngoại - hợp tác cùng có lợi,
tôn trọng quyền và lợi ích chính đáng của nước khác và giải quyết tranh chấp
thông qua đàm phán hòa bình./.
Chủ quyền biển đảo (tổng hợp)
Theo: vietnamnet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét