Không chỉ dừng lại ở những lời lẽ
lên án, cộng đồng quốc tế đang bằng những hành động cụ thể ngăn chặn chiến lược
bành trướng của Trung Quốc.
Ngay từ khi hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981
trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Trung
Quốc đã vấp phải sự phản đối của dư luận quốc tế. Hàng loạt các tuyên bố
nêu rõ lập trường, quan điểm của các nước trước hành động sai trái của Trung
Quốc.
|
Truyền thông quốc tế đã “vào cuộc” với nhiều
bài viết, phân tích, bình luận lên án chính sách bành trướng của Trung Quốc.
Tuy vậy, bất chấp dư luận, Trung Quốc vẫn tiếp tục có những hành động gây căng
thẳng ở Biển Đông như phát hành bản đồ “tự vẽ” ôm gần trọn Biển Đông.
Thượng viện Mỹ trong tuần qua đã nhất trí
thông qua Nghị quyết về Biển Đông yêu cầu lên án việc cưỡng chế, sử dụng hoặc
đe dọa sử dụng vũ lực gây cản trở các hoạt động hàng hải, hối thúc chính phủ
Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương-981 cùng các lực lượng ra khỏi các vị trí
hiện nay, trả mọi việc trở về nguyên trạng như trước ngày 1/5/2014. Nghị quyết
này ngay lập tức nhận được sự hoan nghênh của nhiều nước, trong đó có Việt Nam.
Ngày 13/7, Philippines cũng lên tiếng
hoan nghênh Nghị quyết của Thượng viện Mỹ. Bộ trưởng Truyền thông
Philippines- Herminio Coloma Jr. cho rằng, Nghị quyết của Thượng viện Mỹ
thể hiện sự ủng hộ của nước này đối với việc phân xử bằng trọng tài và giải quyết
hòa bình tranh chấp ở Biển Đông. Theo tờ New York Times, Hạ nghị sĩ Mỹ Eni
Faleomavaega kêu gọi Hạ viện Mỹ có tiếng nói mạnh mẽ buộc Trung Quốc chấm dứt
các hành vi gây hấn ở Biển Đông. Nhiều chuyên gia tham dự Hội thảo quốc tế về
Biển Đông tại Mỹ tuần qua cũng kêu gọi Mỹ cần phải có hành động mạnh mẽ hơn
trước những hành động của Trung Quốc.
Tờ The Star của Malaysia ngày 13/7 cũng đăng
bài viết về các thách thức đặt ra đối với các nước ASEAN. Bài báo cho rằng,
trong bối cảnh các nước thành viên khu vực đang đối mặt với nhiều nguy cơ hiện
hữu, các nước thành viên ASEAN phải gạt bỏ những lợi ích kinh tế, đoàn kết, hợp
tác và có hành động quyết liệt hơn nhằm giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông,
thống nhất mục tiêu xây dựng một cộng đồng ASEAN, theo đó “đảm bảo các nước
thành viên của ASEAN sống trong hòa bình với nhau và với thế giới, trong một
môi trường công bằng, dân chủ và hài hòa”.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario |
Căng thẳng ở Biển Đông cũng là nội dung được
đề cập trong chuyến thăm Brunei của Ngoại trưởng Philippines Albert del
Rosario tuần qua. Báo Inquirer của Philippines cho biết, trong cuộc gặp với
Ngoại trưởng Brunei, hai bên trao đổi quan điểm về căng thẳng ở Biển Đông và
khẳng định cam kết đối với việc tìm kiếm các giải pháp hòa bình để giải quyết
bất đồng.
Hai bên cũng nhất trí về vai trò tích cực của
ASEAN trong việc thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực. Tờ Manila Standar Today
của Philippines cũng cho biết, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines hôm
nay (14/7) sẽ có tuyên bố chính thức về khẳng định của Trung Quốc gần đây cho
rằng, các hoạt động khai thác dầu khí của công ty nước ngoài ở vùng biển Trung
Quốc tranh giành với các nước trên Biển Đông, mà không có sự cho phép của Trung
Quốc, là “bất hợp pháp”./.
Chủ quyền biển đảo (tổng hợp)
Theo:VOV
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét