“Với quy trình tố tụng, dù Trung Quốc cố tình
không tham gia cũng không ảnh hưởng đến việc thiết lập và ra phán quyết của Tòa
trọng tài quốc tế”-Thạc sĩ Hoàng Việt, chuyên gia pháp lý biển Đông trao đổi
với PV, xung quanh giải pháp pháp lý kiện Trung Quốc ra tòa trong bối cảnh hiện
nay.
Trung Quốc hung hăng đâm tàu chấp pháp của Việt Nam |
Theo Th.s Hoàng Việt, khởi kiện Trung Quốc là
một biện pháp tốt, tuy nhiên cần đánh giá đúng về tác động của việc khởi kiện.
Khởi kiện sẽ mất thời gian khá dài quy trình tố tụng phức tạp. Nếu kiện, sẽ
phải chấp nhận cả trường hợp chiến thắng hoặc thất bại.
Nhưng thực tế, chúng ta không lo sự tráo trở,
trở mặt của Trung Quốc. Bất luận khó khăn, thách thức, việc khởi kiện sẽ có tác
động về mặt dư luận cho vụ kiện là rất lớn, và qua đó, công luận thế giới sẽ
đứng về phía Việt Nam, vì là bên tôn trọng luật chơi chung – luật pháp quốc tế.
Quy trình khởi kiện Trung Quốc ra tòa
quốc tế sẽ như thế nào, thưa ông?
Hiện nay, khả thi nhất là Việt Nam có
thể khởi kiện Trung Quốc ra một Tòa trọng tài được thành lập theo phụ lục VII
của Công ước Luật Biển, cũng giống như Philippines đã làm năm 2013.
Tuy nhiên, Việt Nam cần có các chuyên gia pháp
lý giỏi để chọn lựa cơ sở cho việc khởi kiện Trung Quốc theo quy trình tố tụng
này. Sau khi Việt Nam hoàn tất đơn khởi kiện, đơn này sẽ được gửi đi, và sau đó
hội đồng trọng tài sẽ được thành lập. Hội đồng trọng tài sẽ nhận đơn khởi kiện
và quyết định Tòa có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp này không? Nếu có
thì Tòa sẽ xem xét để đưa ra phán quyết.
Tuy nhiên, Trung Quốc từng từ chối ra
tòa trong vụ kiện của Philippines?
Đúng, nhưng Hội đồng trọng tài gồm 5 trọng tài
viên đã được thành lập và đang xem xét hồ sơ khởi kiện của Philippines. Với quy
trình tố tụng này thì cho dù Trung Quốc không tham gia cũng không ảnh hưởng đến
việc thiết lập và ra phán quyết của Tòa.
Phán quyết của Tòa sẽ có giá trị chung thẩm và
có hiệu lực bắt buộc với tất cả các bên tranh chấp. Các học giả quốc tế nhìn
nhận, nếu Việt Nam khởi kiện mà phía Trung Quốc tiếp tục từ chối (mà họ sẽ làm
thế) thì khiến Trung Quốc không còn uy tín trước thế giới khi một mặt luôn nói
là quốc gia tôn trọng luật pháp quốc tế, nhưng thực tế thì luôn né tránh việc
phải ra Tòa.
Có thể trông chờ vào một phán lệnh tạm
thời, trong khi chờ phán quyết cuối cùng của tòa án để ngăn chặn các hành vi
xâm phạm, gây tổn hại của Trung Quốc đối với Việt Nam không, thưa ông?
Theo quy định tại Công ước Luật Biển, sau khi
Việt Nam nộp hồ sơ khởi kiện, Việt Nam có thể yêu cầu Tòa án quốc tế Luật Biển
xem xét việc ra một quyết định như một biện pháp tạm thời để bảo vệ quyền và
lợi ích của Việt Nam, nhằm buộc Trung Quốc phải tạm ngưng việc có các hành động
tương tự như trong trường hợp hạ đặt trái phép giàn khoan 981, trong khi chờ
Tòa trọng tài có quyết định cuối cùng.
Khởi kiện Trung Quốc phải chuẩn bị hồ
sơ chặt chẽ, chắc chắn, theo ông, đâu là những cơ sở pháp lý chính, cơ bản
nhất, Việt Nam nên kèm hồ sơ khởi kiện của mình?
Cơ sở pháp lý cho vụ kiện trước một Tòa trọng
tài theo phụ lục VII của Công ước Luật Biển đòi hỏi các tranh chấp phải liên
quan đến việc diễn giải hoặc áp dụng một điều khoản nào đó của Công ước Luật
Biển.
Vì vậy, Việt Nam phải chọn lựa việc sẽ sử dụng
điều khoản nào trong Công ước Luật Biển để trình lên Tòa cho thấy có tranh chấp
giữa Việt Nam và Trung Quốc trong việc diễn giải hoặc áp dụng điều khoản đó.
Như đã nói đây là một vấn đề cần có nhiều chuyên gia giỏi để đưa ra ý kiến. Đây
là lúc mà nhiều chuyên gia trên thế giới khuyên Việt Nam cần phải khởi kiện
Trung Quốc.
Một số chuyên gia cho rằng, nếu Việt
Nam không kiện Trung Quốc, với bản chất tráo trở của mình, Trung Quốc sẽ lợi
dụng cơ hội để “kiện ngược” liên quan đến các vấn đề biển Đông?
Theo tôi, nếu Trung Quốc kiện ngược Việt Nam
đi nữa thì đó cũng là điều đáng mừng, vì Trung Quốc chấp nhận ra Tòa (nhưng
chắc nước này sẽ không dám làm thế). Trước Tòa là một cuộc chơi công bằng và
văn minh nhất, nên cho dù Trung Quốc kiện ngược đi nữa, các quan tòa sẽ có phán
quyết đúng đắn về việc ai là bên vi phạm.
Chủ quyền biển đảo (tổng hợp)
Theo: Tienphong
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét