Không một quốc gia nào ủng hộ hành
động của Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam là
nhận định của các học giả quốc tế.
Ngày 26/6, tại Hội trường Thống Nhất (quận 1, TP.HCM),
Hội Luật gia Việt Nam phối hợp với trường Đại học Luật TP.HCM tổ chức Hội thảo
quốc tế “Những khía cạnh pháp lý liên quan đến sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn
khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam”.
Hội thảo với sự tham gia của hơn 50 học giả
Việt Nam và quốc tế đến từ 12 quốc gia như Mỹ, Ấn Độ, Nga, Nhật Bản, Trung
Quốc… và hơn 300 đại biểu khách mời đến từ các cơ quan, tổ chức trong nước và
quốc tế.
Qua 3 phiên làm việc với 13 tham luận, các đại
biểu và các học giả đã tập trung phân tích nội dung 3 chủ đề của Hội thảo là:
Luật pháp quốc tế và sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong
vùng biển Việt Nam, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp chính trị – ngoại giao
trong luật pháp quốc tế, giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp
pháp lý trong luật quốc tế.
|
Trung Quốc không quan tâm đến phản ứng của cộng đồng
quốc tế.
Tại hội thảo, các học giả đều có chung nhận
định việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh
tế và thềm lục địa của Việt Nam là vi phạm Hiến chương Liên Hợp quốc, Công ước
của Liên Hợp quốc về luật biển năm 1982, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở
Biển Đông (DOC) năm 2002 và Thỏa thuận về nguyên tắc 6 điểm giải quyết tranh
chấp trên Biển giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 2011. Đồng thời còn gây ảnh
hưởng đến hoạt động hàng hải, hàng không và thương mại quốc tế; đe dọa hòa
bình, an ninh của khu vực và thế giới; làm tổn hại đến tình đoàn kết hữu nghị
giữa hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam – Trung Quốc.
Trong bài phát biểu cùa mình, GS. Baladas
Ghoshal, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Nam Á và Đông Nam Á, Đại học Jawaharlal
Nehru (Ấn Độ) nhấn mạnh: “Không quốc gia nào ủng hộ hành động của Trung Quốc.
Với việc hạ đặt giàn khoan trái phép, Trung Quốc đã không cần quan tâm đến phản
ứng của các nước ASEAN và cộng đồng quốc tế. Việc Trung Quốc rút giàn khoan và
tàu hộ tống ra khỏi vùng biển Việt Nam có thể là một biểu hiện của sự thận
trọng, động thái có toan tính để ngăn chặn Mỹ và các cường quốc khác hợp sức
lại”.
Hội thảo cũng phân tích vai trò ASEAN và các
quốc gia ngoài khu vực đối với tình hình bất ổn hiện nay ở Biển Đông. Với tư
cách là tổ chức quốc tế khu vực, ASEAN cần tăng cường đoàn kết và hợp tác trong
khu vực để giải quyết hiệu quả các tranh chấp ở Biển Đông vì hòa bình ổn định
của các nước thành viên và thế giới.
Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình
Các học giả đều cho rằng, các tranh chấp hiện
nay trên Biển Đông phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình. Việc Việt
Nam đã và đang kiên trì sử dụng biện pháp chính trị, ngoại giao để giải quyết
tranh chấp trên biển với Trung Quốc là một giải pháp tích cực và có triển vọng.
Bà Jeanne Mirer, chủ tịch Hiệp hội Luật sư dân chủ quốc tế đang trả lời báo chí. |
Tuy nhiên, một số học giả và đại biểu cho
rằng, trước tình hình và diễn biến trên Biển Đông hiện nay. Nhất là khi Trung
Quốc không có thiện chí giải quyết tranh chấp bằng biện pháp chính trị ngoại
giao thì trong trường hợp cần thiết, thì Việt Nam cũng nên cân nhắc sử dụng
biện pháp pháp lý. Việt Nam cần nghiên cứu để tiến hành các thủ tục pháp lý để
khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế.
Bà Jeanne Mirer, chủ tịch Hiệp hội Luật sư dân
chủ quốc tế (IADL) cho rằng, đã đến lúc các chuyên gia luật pháp quốc tế cần
ngồi lại với nhau để tìm ra phương án đối phó với những bước đi khó lường tiếp
theo của Trung Quốc.
Chủ quyền biển đảo (tổng hợp)
Theo: Tri thức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét