Tập Cận Bình khi tiếp Tổng thống
Thein Sein tại Bắc Kinh cuối tuần qua đã không bỏ qua cơ hội để ve vãn ông, bởi
vì Myanmar giữ ghế Chủ tịch luân phiên ASEAN.
The New York Times ngày 1/7 đưa tin, mặc dù
Myanmar không phải một cường quốc hải quân, cũng không phải quốc gia có tiếng
nói ngoại giao lớn nên có vẻ kỳ lạ đối với Trung Quốc để tìm kiếm sự hỗ trợ của
họ cho Bắc Kinh trong vấn đề Biển Đông.
Tuy nhiên Chủ tịch Trung Quốc ông Tập Cận Bình
khi tiếp Tổng thống Thein Sein tại Bắc Kinh cuối tuần qua đã không bỏ qua cơ
hội để ve vãn ông, bởi vì Myanmar giữ ghế Chủ tịch luân phiên ASEAN năm nay.
“Tập Cận Bình đã nhấn mạnh vấn đề này”, U Zaw
Htay, Chánh văn phòng Tổng thống Myanmar phụ trách vấn đề Trung Quốc và Biển
Đông cho biết. Tuy nhiên Tổng thống Thein Sein đã đứng vững, từ chối đứng về
phía Trung Quốc và thúc đẩy một cách tiếp cận phù hợp để xử lý vấn đề, ông Zaw
Htay cho biết.
Trung Quốc muốn xử lý vấn đề Biển Đông với
từng nước liên quan, chẳng hạn như Việt Nam và Philippines, 2 thành viên ASEAN
đang có bất đồng lớn với Trung Quốc. Nhưng ASEAN được hỗ trợ bởi Hoa Kỳ đã cố
gắng đưa ra bản Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) và khuyến khích
giải quyết vấn đề thông qua cơ quan tài phán quốc tế.
“Myanmar đứng về phía ASEAN trong vấn đề này”,
U Zaw Htay nói. Thời điểm ông Tập Cận Bình đưa ra đề xuất với Tổng thống Thein
Sein đã không phù hợp, Myanmar tháng này sẽ tổ chức một cuộc họp giữa các nhà
ngoại giao ASEAN với Trung Quốc, cuộc họp đầu tiên kể từ khi Trung Quốc hạ đặt
(trái phép) giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt
Nam.
Myanmar đã và đang đóng vai trò một nhà lãnh
đạo nghiêm túc của ASEAN và ít có mong muốn được xem như “đại lý cho lợi ích
của Trung Quốc”. Myanmar đảm bảo họ sẽ (ứng xử) khác với Campuchia và Lào, 2
nước Đông Nam Á nhỏ hơn mà Trung Quốc có thể (lợi dụng) tìm kiếm sự hỗ trợ
ngoại giao.
Mặc dù bị từ chối, ông Tập Cận Bình vẫn dành
cho lãnh đạo Myanmar cũng như Ấn Độ sự đón tiếp phô trương, diêm dúa trong một
buổi tiệc kỷ niệm 60 năm 3 nước ký kết 5 nguyên tắc chung sống hòa bình.
Đáng ngạc nhiên hơn, Trung Quốc không chỉ đang
tiếp cận, ve vãn các nhà lãnh đạo Myanmar nơi nhiều thập kỷ Bắc Kinh được hưởng
lợi từ mối quan hệ tốt đẹp với chính quyền quân sự. Các luật sư Myanmar đã thực
hiện thành công chiến dịch phản đối các dự án khai thác khoáng sản và thủy điện
lớn của Trung Quốc tại Myanmar đã được mời đến Bắc Kinh vào tháng tới.
Mạng Luật sư Myanmar, một nhóm các nhà luật sư
đã được hiệp hội Luật sư Trung Quốc tài trợ và mời sang Bắc Kinh, U Thei Than
Oo, thành viên tổ chức này cho biết: “Đó là một chiến thuật mới của Trung
Quốc”.
Trung Quốc vẫn là nhà đầu tư lớn nhất tại
Myanmar, mặc dù khoản đầu tư 14 tỉ USD mà nước này đổ vào Myanmar là khá nhỏ so
với đầu tư của họ ở những nước khác. Nhưng ngay cả khi các khoản đầu tư của
Trung Quốc vào Myanmar còn ít như vậy, nó vẫn khiến các doanh nghiệp Mỹ phải
ghen tị về khả năng tham gia sâu của Trung Quốc vào nền kinh tế Myanmar, đặc
biệt là ngành công nghiệp khai khoáng.
Mỹ vẫn duy trì lệnh trừng phạt đối với khoảng
200 công ty Myanmar được điều hành bởi các doanh nhân được xem là tay chân của
chính quyền quân sự cũ, một số người đã là thành viên Quốc hội hiện hành.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về quyền con người Tom
Malinowski đã đến thăm Myanmar vào cuối tuần qua, trong lúc Tổng thống Thein
Sein đang ở Bắc Kinh. Đó là một dấu gạch nối bất thường. Các quan chức Mỹ kêu
gọi các doanh nhân địa phương cải thiện hoạt động của họ để Bộ Tài chính Hoa Kỳ
có thể đưa họ ra khỏi danh sách trừng phạt và mở đường cho các nhà đầu tư Mỹ
chống lại sự chi phối của Trung Quốc ở Myanmar.
Chủ quyền biển đảo (tổng hợp)
Theo: Giaoduc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét