Có rất nhiều công việc cần phải
chuẩn bị cho một vụ kiện nhưng có thể chia thành các phần chuẩn bị lớn. (1)
Chuẩn bị chứng cứ và chiến lược tố tụng và sự phối hợp nhân sự trong đội ngũ
tác chiến (task force); (2) Nghiên cứu đối phương và phản biện.
>> Vì sao Việt Nam nên
khởi kiện Trung Quốc? – Kỳ 2
>> Vì sao Việt Nam nên khởi kiện Trung Quốc? - Kỳ 1
>> Vì sao Việt Nam nên khởi kiện Trung Quốc? - Kỳ 1
Tàu hải cảnh Trung Quốc ở gần giàn khoan Hải
Dương-981
|
Trước tình hình Trung Quốc ngày
càng đẩy căng thẳng leo thang trên biển Đông, Việt Nam luôn thể hiện
quyết tâm sẵn sàng khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế nếu Bắc Kinh vẫn
không rút giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) ra khỏi vùng biển Việt
Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã
khẳng định Việt Nam đang “cân nhắc các phương án để bảo vệ mình, kể cả phương
án đấu tranh pháp lý, theo luật pháp quốc tế”.
BBT xin giới thiệu loạt bài của luật sư Trinh Nguyễn(*) và đồng nghiệp, phân
tích lý do tại sao Việt Nam nên khởi kiện, những thách thức sẽ phải đương đầu
cũng như những luận cứ cần thiết cho vụ kiện này.
Kỳ 3: Chuẩn bị chứng cứ và phản biện
Như đã đề cập trong bài trước, có
rất nhiều công việc cần phải chuẩn bị cho một vụ kiện nhưng
có thể chia thành các phần chuẩn bị lớn. (1) Chuẩn bị chứng cứ và chiến lược tố
tụng và sự phối hợp nhân sự trong đội ngũ tác chiến (task force); (2) Nghiên
cứu đối phương và phản biện.
Đối với phần chuẩn bị chứng cứ
khởi kiện, tôi nghĩ các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đã làm và đang làm,
nay chỉ cần hệ thống lại và nghiên cứu chọn lọc chứng cứ nào
đủ thuyết phục và mạnh mẽ phục vụ trực tiếp
cho yêu cầu khởi kiện của Việt Nam. Riêng phần chuẩn bị thứ 2 sẽ quyết định ít
nhất 50% phần thắng của vụ kiện.
Điều quan trọng là cần tổ chức
ngay một đội tác chiến và lựa chọn, phân công các chuyên gia trong đội tác
chiến này để ưu việt hóa vai trò của từng người phù hợp với chuyên môn của họ
dưới sự điều khiển của một “nhạc trưởng” có kinh nghiệm trong tranh tụng quốc
tế bằng ngôn ngữ tiếng Anh và có bản lĩnh cũng như có uy tín trong cộng đồng
luật sư quốc tế.
Sự hỗ trợ của các hãng luật quốc
tế/chuyên gia luật quốc tế có kinh nghiệm và kỹ thuật tranh tụng là tối cần
thiết đối với một vụ kiện mang tính chất quốc tế như thế này. Đội tác chiến ấy
không nhất thiết phải là những ngừời mang quan điểm cùng chiều với nhau vì
những quan điểm đa chiều sẽ giúp ích trong việc tiến hành phản biện nội bộ để
tìm ra điểm mạnh và yếu của đối phương và tiên đoán lý lẽ mà bên kia sẽ vận
dụng (Tôi muốn nhấn mạnh là phản biện nội bộ chứ không phải phản biện trên
truyền thông).
Tuy nhiên sau khi phản biện và
thống nhất ý kiến thì những thành viên trong đội tác chiến ấy phải đồng lòng,
phối hợp và hướng về một mục tiêu chung một cách nhịp nhàng theo sự điều phối
của “nhạc trưởng”.
Việc nghiên cứu đối phương không
chỉ về kỹ thuật của họ mà còn về văn hóa của họ và về cách ứng xử của họ trong
tranh tụng quốc tế là công việc/nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của đội tác
chiến, quyết định sự thành công của vụ kiện.
Khi một đội tác chiến như thế
được thành lập thì những tuyên bố ngoại giao nên được đồng nhất với các chiến
lược pháp lý đã được bàn thảo và thông qua giữa các thành viên trong đội.
Tàu Trung Quốc (phải) hung hãn lao về phía tàu VN gần giàn khoan Hải Dương-981 |
Chứng cứ
khởi kiện
Nhiều bài báo đã mô tả khá chi
tiết về một số chứng cứ cụ thể.Tôi chỉ làm công việc tổng hợp một cách hệ thống
các loại chứng cứ.
Theo quan điểm riêng của tôi,
chúng ta không nên bàn sâu về chứng cứ trên mặt báo vì đây là phần kỹ thuật
pháp lý và chiến lược cụ thể của vụ kiện cần được bảo mật.
Từ các nguồn thông tin mà chúng
tôi thu thập được, các chứng cứ có thể được phân loại thành từng nhóm theo
những tiêu chí nhất định, bao gồm nhưng không giới hạn: chứng cứ xuất phát từ
tư liệu lịch sử, chứng cứ xuất phát từ pháp luật quốc tế, chứng cứ xuất phát từ
những sự kiện đã xảy ra trên thực tế…
1. Chứng
cứ lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam:
Đây là loại chứng cứ có giá trị
chứng minh rất quan trọng trong giải quyết tranh chấp chủ quyền bởi chúng đã
được tạo lập khi tranh chấp chưa phát sinh và hoàn toàn mang tính khách quan,
bao gồm:
- Các bản đồ đã được vẽ trong các
giai đoạn lịch sử trước đó bởi người Việt Nam hoặc người nước ngoài;
- Các tài liệu bằng văn bản như:
các nhật ký hải trình của các hãng vận tải, các đoàn khảo sát;
- Các tài liệu do các nhà khoa
học công bố tập thể hoặc cá nhân, nhân danh nhà nước hoặc công bố độc lập;
- Các tài liệu của sử gia Việt
Nam;
- Các tài liệu của các tác giả
nước ngoài;
- Các văn bản pháp lý, các điều
ước quốc tế đã được hình thành trong suốt chiều dài lịch sử của Việt Nam cũng
có giá trị chứng cứ lịch sử rất quan trọng.
2. Chứng
cứ pháp lý xuất phát từ quy định của pháp luật quốc tế:
- Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật
biển năm 1982 (UNCLOS): là văn bản pháp lý quốc tế hoàn chỉnh nhất về luật biển
đến thời điểm này và đã được nhiều quốc gia trên thế giới tham gia, kể cả Việt
Nam và Trung Quốc.
Theo tác giả Bành Quốc Tuấn,
Nghiên cứu sinh Khoa Luật, dại học Quốc Gia Hà Nội căn cứ vào quy định của
UNCLOS, Việt Nam hoàn toàn có đầy đủ cơ sở pháp lý để vạch đường biên giới trên
biển theo khoảng cách chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở cũng như xác
định vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở cũng như
bác bỏ đường yêu sách chủ quyền hình chữ U chiếm 80% diện tích biển Đông của
Trung Quốc;
- Tuyên bố về ứng xử của các bên
trên biển Đông 04/11/2002 (Declaration on the Conduct of parties in the South
China Sea), thể hiện sự đồng thuận về ý chí giữa các quốc gia trong khu vực về
một giải pháp cho tranh chấp biển Đông.
Theo đó, tại Điều 4 của DOC, các
nước tham gia ký kết DOC đã đồng thuận rằng các tranh chấp lãnh thổ sẽ được
giải quyết bằng con đường hoà bình theo những nguyên tắc được công nhận trên
toàn thế giới của luật pháp quốc tế trong đó có công ước luật biển 1982.
Chính Trung Quốc và Việt Nam đã
cùng ký vào bản tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
3. Chứng
cứ pháp lý xuất phát từ sự chiếm hữu thực tế
Sự chiếm hữu này đã được thực
hiện trong quá trình lịch sử lâu dài, thể hiện thông qua các chứng cứ lịch sử
mà Việt Nam đã thể hiện, cụ thể:
- Các tài liệu chứng minh Việt
Nam đã liên tục khai thác các tài nguyên khoáng sản trong vùng đặc quyền kinh
tế và thềm lục địa của Việt Nam;
- Các tài liệu chứng minh Việt
Nam thực hiện quyền quản lý hành chính đối với các quần đảo thuộc chủ quyền của
Việt Nam;
- Các tài liệu chứng minh ngư dân
Việt Nam vẫn khai thác nguồn lợi thủy hải sản từ các vùng biển thuộc chủ quyền
của Việt Nam dưới sự hỗ trợ của các cơ quan có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước
Việt Nam;
- Các tài liệu chứng minh dân cư
Việt Nam hiện đang cư trú, sinh sống trên các quần đảo Việt Nam tuyên bố chủ
quyền;
- Các tài liệu chứng minh sự phản
ứng của Nhà nước và nhân dân Việt Nam đối với hành động xâm phạm chủ quyền của
các nước khác đối với vùng biển đảo mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Có bị
“bắt bài” nếu khởi kiện?
Hiện tại, những chứng cứ mà mọi
người truyền tay nhau đọc trên mặt báo chỉ cho người đọc hiểu một cách khái
quát về các cơ sở pháp lý của mỗi bên.
Muốn biết được các chứng cứ đó có
thể được dùng như thế nào và dùng trong giai đoạn nào thì phải nghiên cứu và
xem xét rất cẩn thận về hình thức và nội dung của các chứng cứ đó.
Việc có thể bị “bắt bài”
hay không còn phụ thuộc ở chiến thuật khi khởi kiện, yêu cầu khởi kiện, chứng
cứ nào cần đưa trước, học thuyết (doctrine) nào cần viện dẫn, điều ước nào cần
được đưa vào để khẳng định yêu cầu khởi kiện của mình.
Và nhất là cần phải biết yêu cầu
khởi kiện của mình cụ thể là gì và tập trung vào chứng minh cho yêu cầu đó. Có
những lý luận không cần phải đưa ra từ đầu mà chỉ cần chuẩn bị lý lẽ để phản
biện khi đối phương đưa ra.
Ví dụ, nếu yêu cầu khởi kiện là
muốn được cơ quan tài phán tuyên bố Việt Nam có chủ quyền lãnh thổ trên quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thì chúng ta phải dùng những bằng chứng về các sự
kiện lịch sử để chứng minh cho việc chúng ta đã thụ đắc lãnh thổ đó như thế nào
và theo học thuyết nào.
Các chuyên gia công pháp quốc tế
đã bàn nhiều đến các học thuyết này cũng như các chứng cứ có thể được dùng để
chứng minh. Tôi không muốn lặp lại mà chỉ muốn nhấn mạnh rằng việc lựa chọn áp
dụng học thuyết nào thụ đắc lãnh thổ nào phải tương quan với những bằng chứng
chúng ta đang có và chứng minh được.
Ngoài ra, trong quá trình lựa
chọn học thuyết phù hợp và chứng cứ, còn phải đánh giá xem những chứng cứấy đủ
mạnh mẽ không và có thể bị phản bác ở khía cạnh nào.
Trở lại ví dụ về yêu cầu tuyên bố
chủ quyền nhà nước đối với một lãnh thổ, khi một lãnh thổ được phát hiện bởi
một quốc gia, sự phát hiện đó chưa đủ để xác định chủ quyền của quốc gia phát
hiện mà còn cần phải có sự chiếm hữu thực sự, tức có dân của một nước ở và cơ
quan hành chính của nước đó được thiết lập, đồng thời chính quyền của nước đó
luôn thể hiện ý chí chiếm hữu và bảo vệ lãnh thổ đó.
Do đó, nếu một quốc gia chỉ chứng
minh được rằng sử sách hay những tài liệu địa lý ghi nhận /thể hiện rằng họ
biết đến vùng đất đó như một kiến thức chung chung thì không thể khẳng định
được quốc gia ấy có chủ quyền lãnh thổ. Ngoài ra, sư chiếm hữu đó không thể
được tiến hành bằng bạo lực.
Khi đó, bên còn lại của vụ kiện
có thể sẽ cố gắng chứng minh ngược lại rằng mặc dù một quốc gia đã chiếm hữu
lãnh thổ nhưng có thể đã từ bỏ nó và do đó không thể làm ngược lại những gìđã
tuyên bố.
Trong trường hợp đó, họ sẽ phải
trưng ra những chứng cứ và các văn bản cụ thể chứng minh cho lập luận đó của
họ. Lúc bấy giờ, Bên khởi kiện có thể phản biện sau khi xem xét giá trị pháp lý
của các dẫn chứng tài liệu mà bên kia đưa ra.
Để xem xét một tài liệu có giá
trị pháp lý hay không thì cần phải xem tài liệu/văn bản đó được phát hành bởi
người có thẩm quyền hay không. Có khi một văn bản pháp lý được ban hành bởi một
người có chức năng đứng đầu nội các, nhưng không đương nhiên có hiệu lực vì để
quyết định một vấn đề như vậy cần phải có trưng cầu dân ý và cần phải đáp ứng
một số điều kiện theo Hiến pháp.
Hơn nữa, tùy vào Hiến pháp của
từng giai đoạn, người đứng đầu Chính phủ có thể có quyền hành ở một vấn đề này
nhưng lại không có quyền hành ở vấn đề khác.
Về văn
bản của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng
Trung Quốc đã sử dụng văn bản do
cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng ban hành năm 1958, viện dẫn rằng đó là việc từ bỏ
chủ quyền, do đó không có quyền làm ngược lại những điều đã tuyên bố (theo học
thuyết Estoppel).
Đã có nhiều học giả phân tích về
điều kiện để thuyết Estoppel được áp dụng. Tuy nhiên, trước khi sử dụng những
lập luận loại trừ việc áp dụng học thuyết Estoppel, ta nên xem xét xem văn bản
của cố Thủ tướng nước VNDCCH có phải là một tuyên bố từ bỏ chủ quyền của quốc
gia đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa hay không.
Ở đây tôi không muốn lạm bàn đến
chuyên môn khác, chỉ muốn nói đến khía cạnh kỹ thuật pháp lý và logic pháp lý
mà thôi.
Nếu Trung Quốc cho rằng bằng văn
bản của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Việt Nam đã từ bỏ chủ quyền, xét về mặt
logic, họ đã nghiễm nhiên công nhận ta có chủ quyền nên mới có chuyện từ bỏ.
Tôi thấy thay vì lý luận rằng “ta
chưa thể từ bỏ cái mà ta chưa có vì lãnh thổ Trường Sa, Hoàng Sa vào thời điểm
đó chưa thuộc về VNDCCH”, tại sao ta không đặt ngược vấn đề rằng nếu ta đã có
chủ quyền vào thời điểm đó theo lý luận của Trung Quốc (đồng nhất với điều 2
của Hiến pháp 1946: “Việt Nam là một khối thống nhất”) thì khi đó việc từ bỏ
chủ quyền là một việc liên quan đến vận mệnh quốc gia.
(Trên thực tế, sau khi nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời và thụ đắc lãnh thổ trên quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa, sau năm 1975, nhà nước CHXHCN Việt Nam đã có những tuyên bố khẳng
định chủ quyền và có những hành động bảo vệ chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa).
Điều 32 Hiến pháp 1946 đã quy
định: “những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết,
nếu hai phần ba tổng số nghị viên đồng ý. Cách thức phúc quyết sẽ do luật
định”.
Vậy, vào thời điểm đó những việc
bàn về chuyện từ bỏ chủ quyền lãnh thổ đã được nghị viện đưa ra nhân dân phúc
quyết chưa? Nếu chưa thì văn bản ấy không có hiệu lực vì đã vượt quyền (theo
học thuyết ultra vires).
Hơn nữa, vào thời điểm ký văn bản
này, Chính phủ nước VNDCCH bao gồm Chủ tịch nước, Phó chủ tịch nước và Nội các
đứng đầu là Thủ tướng (Điều 44 Hiến pháp). Như vậy, để văn bản này có giá trị
như một văn bản có tính ràng buộc cao nhất của nhà nước cần phải xác định rằng
văn bản ấy đã được ký và phê duyệt bởi những người có thẩm quyền chưa?
Nói một cách dễ hiểu, điều này có
thể ví với việc một phó chủ tịch HĐQT hay một thành viên HĐQT đóng dấu ký tên
một văn bản nhưng những vấn đề được nêu trong văn bản này thuộc thẩm quyền
quyết định của cổ đông mà đã không được hội nghị cổ đông thông qua. Như vậy, đó
là một văn bản "utra vires", tức vượt quyền, và bản thân một văn bản
vượt quyền thì không có hiệu lực.
Ngoài ra còn phải xét tính hình
thức và nội dung của văn bản của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Tôi dùng từ
"văn bản" là bởi vì chưa có gì khẳng định đây là công hàm hay công
thư hay chỉ là thư của cá nhân cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi cho Tổng lý phía
Trung Quốc.
Điều này chưa được khẳng định trừ
khi chúng ta có thể nghiên cứu một cách thấu đáo hình thức và nội dung văn bản
này cũng như bối cảnh ra đời của văn bản và Hiến pháp tại thời điểm đó. Khi đó
mới có thể xác định được giá trị pháp lý của văn bản và chuẩn bị cho việc phản
biện.
Khi xét đến bối cảnh và thời điểm
ra đời của “văn bản”, tôi cho rằng trong mối quan hệ giữa Việt Nam Dân Chủ Cộng
Hòa và nước CHND Trung Hoa lúc ấy, văn bản ấy có thể xem là mộtvăn bản mang
tính chất ngoại giao, ủng hộ/tán thànhmột nội dung trong những nội dung của bản
tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước CHND Trung Hoa.
Đó là tán thành quyết định về hải
phận 12 hải lý, chứ không tán thành toàn bộ nội dung bản tuyên bố trên của
Trung Quốc, trong đó có tuyên bố liên quan đên quần đảo Tây Sa và Nam Sa(Cách
mà Trung Quốc gọi Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam).
Như vậy,
lập luận phản biện của Việt Nam về vấn đề có thể chia làm 2 bước:
(1) xét về hình thức và bối cảnh, văn bản của
Thủ tướng Phạm Văn Đồng không phải là một phát ngôn độc lập của Việt Nam liên
quan đến quẩn đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Đây chỉ là một văn bản có tính
chất ngoai giao, hay một sự tán thành/ủng hộ ngoại giao, một sự tán thành của
VNDCCH về một trong nhiều nội dung của bản tuyên bố ngày 04/9/1958 của nước
CHND Trung Hoa. Điều quan trọng hơn, văn bản đó của Cố Thủ tướng của nước
VNDCCH tuyệt nhiên không đề cập đến“Tây Sa và Nam Sa”.
(2) Nếu phía Trung Quốc khăng
khăng cho rằng văn bản này là một tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam Dân chủ
Cộng Hòa, thì “chủ quyền” là một vấn đề liên quan đến vận mệnh quốc gia và theo
Hiến pháp 1946 của VNDCCH, thì việc này phải được phúc quyết, khi đó sẽ vận
dụng học thuyết ultra vires để phản biện.
Ngoài yêu cầu tuyên bố chủ quyền
lãnh thổ của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam còn có thể
cân nhắc những yêu cầu khởi kiện khác mà tôi thấy không nên nêu chi tiết trên
báo chí, ví dụ như yêu cầu tuyên bố việc Trung Quốc vi phạm chủ quyền lãnh thổ
của Việt Nam.
Trong trường hợp đó, cần xâu
chuỗi các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ đến sự kiện gần đây nhất là việc hạ
đặt giàn khoan Hải Dương-981(Haiyang Shiyou-981) trong vùng đặc quyền kinh tế
của Việt Nam (EEZ).
Song song với các yêu cầu khởi
kiện liên quan đến vấn đề chủ quyền, tuỳ thuộc vào các chứng cứ đã được thu
thập, và phương pháp thu thập chứng cứ, Việt Nam có thể yêu cầu tuyên bố việc
Trung Quốc đã dùng vũ lực làm phương hại đến công dân Việt nam đang hành nghề,
khai thác hợp pháp trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam cũng cần tích
cực hỗ trợ các hiệp hội nghề cá thu thập chứng cứ để khi thời cơ đến có thể
khởi kiện Trung Quốc trong việc đâm tàu cá Việt Nam, làm thuỷ thủ tàu Việt Nam
bị rơi xuống biển mà không thả phao cứu theo đúng những hành xử quốc tế trên
biển trong đó, tại Điều 5 của DOC mà Trung Quốc đã ký ngày 04/11/2002 rằng các
bên phải đối xử công bằng và nhân đạo đối với tất cả mọi người đang gặp hiểm
nguy hoặc tai hoạ trên vùng biển.
Chọn cơ
quan tài phán nào?
Đã có nhiều bài báo phân tích chi
tiết vể việc chọn cơ quan tài phán nào và dựa trên điều khoản nào. Tôi cho rằng
đây là một khía cạnh chuyên môn sẽ được giải quyết bởi các chuyên gia pháp lý
sau khi phân tích thẩm quyền của các Tòa và khả năng Việt Nam thỏa mãn các yêu
cầu của cơ quan tài phán này.
Tùy thuộc vào yêu cầu khởi kiện
của Việt Nam và sau khi đánh giá chứng cứ, chúng ta có thể xem xét sự phù hợp
của một số cơ quan tài phán.
(*). “Trinh Nguyễn là luật sư tốt nghiệp thạc sĩ
luật tại đại học Queensland University (Australia). Cô có kinh nghiệm làm việc
với các hãng luật quốc tế như Freehills, Phillip Fox, HopGood Ganim.”
Chủ quyền biển đảo (tổng hợp)
Theo:
Thanhnien
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét